Bài tập Đòn bẩy (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với bài tập trắc nghiệm Đòn bẩy Vật Lí lớp 6 có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Đòn bẩy.
Bài 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khoảng cách OO1 > OO2
B. Khoảng cách OO1 = OO2
C. Khoảng cách OO1 < OO2
D. Khoảng cách OO1 = 2OO2
- Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.
- Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1.
⇒ Đáp án C
Bài 2: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật ⇒ Đáp án B
Bài 3: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
A. Cái cầu thang gác
B. Mái chèo
C. Thùng đựng nước
D. Quyển sách nằm trên bàn
Dụng cụ hoạt động như một đòn bẩy là mái chèo ⇒ Đáp án B
Bài 4: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng vật ⇒ Đáp án C
Bài 5: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cân Robecvan B. Cân đồng hồ
C. Cần đòn D. Cân tạ
Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.
Bài 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
A. nhỏ hơn, lớn hơn
B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
C. lớn hơn, lớn hơn
D. lớn hơn, nhỏ hơn
Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
⇒ Đáp án A
Bài 7: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
A. Cái kéo B. Cái kìm
C. Cái cưa D. Cái mở nút chai
Cái cưa không phải là ứng dụng của đòn bẩy ⇒ Đáp án C
Bài 8: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?
A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm
B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm
C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm
D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm
Trọng lượng của thùng thứ nhất là: P1 = 10.m1 = 10.20 = 200N
Trọng lượng của thùng thứ hai là: P2 = 10.m2 = 10.30 = 300N
Để gánh nước cân bằng thì: P1d1 = P2d2 ⇒
Vậy OO1 và OO2 có giá trị OO1 = 90cm, OO2 = 60cm.
⇒ Đáp án B
Bài 9: Hai bản kim loại đồng chất tiết diện đều có cùng chiều dài = 20 cm và cùng tiết diện nhưng có trọng lượng riêng khác nhau d1 = 1,25d2. Hai bản được hàn dính lại ở một đầu O và được treo bằng sợi dây. Để thanh nằm ngang người ta thực hiện biện pháp cắt một phần của thanh thứ nhất và đem đặt lên chính giữa của phần còn lại. Tìm chiều dài phần bị cắt.
- Gọi x là chiều dài phần bị cắt. Do đó được đặt lên chính giữa của phần còn lại nên trọng lượng của bản thứ nhất không thay đổi.
- Vì thanh nằm cân bằng nên ta có:
- Gọi s là tiết diện của mỗi bản ta có:
Bài 10: Một chiếc xà không đồng chất dài l = 8 m, khối lượng 120 kg được tì hai đầu A, B lên hai bức tường. Trọng tâm của xà cách đầu A một khoảng GA = 3 m. Hãy xác định lực đỡ của tường lên các đầu xà.
- Trọng lượng của xà bằng: P = 10.m = 10.120 = 1200 N
- Vì GA + GB = AB ⇒ GB = AB – GA = 8 – 3 = 5 m
- Xà chịu tác dụng của 3 lực FA, FB, P
- Để tính FA ta coi xà là một đòn bẩy có điểm tựa tại B. Để xà đứng yên ta có:
FA.AB = P.GB
- Để tính FB ta coi xà là một đòn bẩy có điểm tựa tại A. Để xà đứng yên ta có:
FB.AB = P.GA
Vậy lực đỡ của bức tường đầu A là 750 N, của bức tường đầu B là 450 N.
Bài giảng: Bài 15: Đòn bẩy - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- Trắc nghiệm Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- Lý thuyết Bài 16: Ròng rọc
- Trắc nghiệm Bài 16: Ròng rọc
- Lý thuyết Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học
- Trắc nghiệm Bài 17: Tổng kết chương I: Cơ học
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều