Lý thuyết, bài tập Mặt phẳng nghiêng lớp 6 (hay, chi tiết)
Bài viết Lý thuyết, bài tập Mặt phẳng nghiêng lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm và cách làm bài tập Vật Lí 6 Mặt phẳng nghiêng.
Bài giảng: Bài 14: Mặt phẳng nghiêng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Mặt phẳng nghiêng là gì?
Mặt phẳng nghiêng là một mặt phẳng được đặt có độ nghiêng so với mặt đất.
2. Tác dụng của mặt phẳng nghiêng
- Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- Mặt phẳng càng nghiêng ít, thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ.
II. Phương pháp giải
1. Cách xác định độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
Để xác định độ nghiêng của mặt phẳng ta căn cứ vào tỷ số
Trong đó h là độ cao và là chiều dài của mặt phẳng nghiêng (h và phải cùng một đơn vị).
Nếu tỷ số đó càng lớn thì độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng lớn và ngược lại.
2. Các cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
Dựa vào tỷ số :
- Với độ cao h không đổi, muốn làm giảm độ nghiêng thì ta tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
- Với chiều dài của mặt phẳng nghiêng không đổi, muốn làm giảm độ nghiêng của nó thì ta giảm độ cao h.
3. Lưu ý
Đường đi trên mặt phẳng nghiêng không phải là chỉ trên một đường thẳng mà có thể là trên những đường ngoằn ngoèo hay những đường gấp khúc.
III. Ví dụ minh họa có giải
Ví dụ: Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 1 800 N lên cao 0,8 m với lực kéo 450 N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài ℓ là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Ta có: Trọng lượng của vật P = 1 800 N lớn gấp 4 lần lực kéo F = 450 N.
Suy ra: chiều dài ℓ phải lớn hơn chiều cao h 4 lần.
Khi đó chiều dài ℓ > 4.h suy ra ℓ > 4.0,8 hay ℓ > 3,2 m.
IV. Tóm tắt lý thuyết
Bài 1: Sử dụng hai mặt phẳng nghiêng cùng chiều cao, có chiều dài khác nhau. Một cái dài 4 m và một cái dài 4,5 m. Dùng mặt phẳng nghiêng nào thì lực kéo hoặc đẩy vật trên mặt phẳng nghiêng sẽ nhỏ hơn?
Bài 2: Có hai tấm ván, tấm thứ nhất có chiều dài 3 m, đầu kê cao 1,5 m. Tấm thứ hai có chiều dài 3,5 m, đầu kê cao 2 m. Hãy cho biết dùng tấm nào để làm mặt phẳng nghiêng thì có lợi về lực hơn?
Bài 3: Trong các cách sau, cách nào làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
C. Giảm chiều cao kê của mặt phẳng nghiêng.
D. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Bài 4: Sàn nhà cao hơn mặt đường 40 cm. Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà mà ít tốn sức nhất, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài ℓ và độ cao h nào sau đây?
A. ℓ < 40 cm; h = 40 cm.
B. ℓ = 40 cm; h = 40 cm.
C. ℓ > 40 cm; h < 40 cm.
D. ℓ > 40 cm; h = 40 cm.
Bài 5: Kéo từ từ một vật nặng có khối lượng 120 kg trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ của lực kéo khi đó?
A. Lực kéo nhỏ hơn 1 200 N.
B. Lực kéo bằng 1 200 N.
C. Lực kéo bằng 120 N.
D. Lực kéo lớn hơn 1 200 N.
Bài 6: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 800N; F2 = 150N; F3 = 1150N; F4 = 550N. Hỏi tấm ván nào dài nhất?
A. Tấm ván 1.
B. Tấm ván 2.
C. Tấm ván 3.
D. Tấm ván 4.
Bài 7: Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 1 500 N lên cao 0,9 m với lực kéo 750 N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài ℓ là bao nhiêu?
Bài 8: Có hai tấm ván, tấm thứ nhất có chiều dài 4 m, đầu kê cao 1,5 m. Tấm thứ hai có chiều dài 3,5 m, đầu kê cao 2 m. Hãy cho biết dùng tấm nào để làm mặt phẳng nghiêng thì có lợi về lực hơn?
Bài 9: Sử dụng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo:
A. Xấp xỉ trọng lượng của vật.
B. Đúng bằng trọng lượng của vật.
C. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Lớn hơn trọng lượng của vật.
Bài 10: Đâu là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cầu thang gác.
B. Mái nhà.
C. Cái búa.
D. Cái chổi.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
- Trắc nghiệm Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng
- Lý thuyết Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Trắc nghiệm Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Lý thuyết Bài 15: Đòn bẩy
- Trắc nghiệm Bài 15: Đòn bẩy
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều