Bài tập Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng (có lời giải) | Trắc nghiệm Vật Lí 6
Với phương pháp giải bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 6 ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng.
I. Phương pháp giải
1. Khối lượng riêng
- Khối lượng của một mét khối một chất được gọi là khối lượng riêng của chất đó.
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó: .
Trong đó:
+ D: khối lượng riêng (kg / m3)
+ m: khối lượng của chất (kg)
+ V: thể tích chất đó (m3)
2. Trọng lượng riêng
- Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó: .
Trong đó:
+ d: trọng lượng riêng (N / m3)
+ P: trọng lượng của vật (N), với P=10.m (m là khối lượng vật, đơn vị kg)
+ V: thể tích chất đó (m3)
II. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
- Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 m3 sắt có khối lượng 7800 kg ⇒ B sai.
- Công thức tính khối lượng riêng là ⇒ C sai
- Khối lượng riêng D khác trọng lượng riêng d ⇒ D sai
Vậy đáp án đúng là A: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Bài 2: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:
A. D = 10d B. d = 10D
C. D. D + d = 10
- Khối lượng riêng
- Trọng lượng riêng
⇒ Đáp án B
Bài 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của nước tăng.
B. Khối lượng riêng của nước giảm.
C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.
Khi đun nước sôi, thể tích nước tăng dần ⇒ khối lượng riêng giảm ⇒ Đáp án B
Bài 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ
Khối lượng riêng tính theo công thức:
Dùng cân để đo khối lượng, dùng bình chia độ để đo thể tích quả cầu.
⇒ Đáp án C
Bài 5: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.
A. Khối lượng riêng của vật càng tăng
B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.
C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.
D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.
⇒ d phụ thuộc vào P còn D không phụ thuộc vào P
Càng lên cao thì P càng giảm nên trọng lương riêng d cũng giảm theo ⇒ Đáp án B
Bài 6: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối
A. Nhôm B. Sắt C. Chì D. Đá
Đổi V = 300 cm3 = 0,0003 m3
m = 810 g = 0,81 kg
Khối lượng riêng: kg/m3 ⇒ Đáp án A
Bài 7: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,69 B. 2,9 C. 1,38 D. 3,2
Gọi m1, V1 lần lượt là khối lượng và thể tích khối sắt
m2, V2 lần lượt là khối lượng và thể tích khối chì
Ta có:
⇒ Đáp án B
Bài 8: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,264 N/m3 B. 0,791 N/m3
C. 12643 N/m3 D. 1264 N/m3
Đổi m = 397 g = 0,397 kg
V = 0,314 lít = 0,000314 m3
Trọng lượng riêng của sữa: N/m3 ⇒ Đáp án C
Bài 9: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.
- Cân thăng bằng khi khối lượng sắt bằng khối lượng nước.
- Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào.
Ta có m = D1.V1 = D2.V2
⇒
Bài 10: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?
Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800.0,002 = 1,6 kg
Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Khối lượng riêng của chì vào khoảng 11 300 kg / m3. Do đó, 3 lít chì sẽ có khối lượng khoảng bao nhiêu?
Bài 2: Khối lượng riêng của rượu vào khoảng 790 kg / m3. Do đó, 5 lít rượu sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?
Bài 3: Biết khối lượng riêng của xăng là 700 kg / m3. Một chiếc can nhựa có khối lượng 3 kg đựng 10 lít xăng có trọng lượng bằng bao nhiêu?
Bài 4: Khi sử dụng lực kế để đo trọng lượng của một vật, kim trên lực kế chỉ 6 N. Khi đó, khối lượng của vật nặng là bao nhiêu gam?
Bài 5: Một ô tô có trọng tải là 3 tấn thì tương ứng với trọng lượng là bao nhiêu?
Bài 6: Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích là 0,4 m3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg / m3.
Bài 7: Biết 6 lít cát có khối lượng 9 kg.
a) Tính thể tích của 6 tấn cát?
b) Tính trọng lượng của một đống cát có thể tích là 1,5 m3?
Bài 8: Một chai nước lọc có ghi 500 g. Biết dung tích của chai nước là 0,4 lít. Hãy tính khối lượng riêng của nước trong chai theo đơn vị kg / m3?
Bài 9: Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau:
a) Một túi bánh có khối lượng 200 g.
b) Một chai nước có khối lượng 500 g.
c) Một túi muối có khối lượng 4 kg.
Bài 10: Thả một hòn bi sắt vào một bình có thể tích 1 lít đang chứa 0,5 lít thì thấy nước dâng lên đến vạch 0,8 lít. Biết khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg / m3. Tính khối lượng của hòn bi sắt?
Bài giảng: Bài 11: Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 9: Lực đàn hồi
- Trắc nghiệm Bài 9: Lực đàn hồi
- Lý thuyết Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
- Trắc nghiệm Bài 10: Lực kế - Phép đo lực - Trọng lượng và khối lượng
- Lý thuyết Bài 13: Máy cơ đơn giản
- Trắc nghiệm Bài 13: Máy cơ đơn giản
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 6 Explore English
- Lớp 6 - Kết nối tri thức
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - KNTT
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 6 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 6 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 6 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - KNTT
- Giải sgk Tin học 6 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 6 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 6 - KNTT
- Lớp 6 - Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 6 (hay nhất) - CTST
- Soạn Văn 6 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 6 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 6 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 6 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 6 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 6 - CTST
- Lớp 6 - Cánh diều
- Soạn Văn 6 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn Văn 6 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 6 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 6 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 6 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 6 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 6 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 6 - Cánh diều