Lý thuyết Đòn bẩy lớp 6 (hay, chi tiết)

Bài viết Lý thuyết Đòn bẩy Vật Lí lớp 6 hay, chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Vật Lí 6 Đòn bẩy.

Bài giảng: Bài 15: Đòn bẩy - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Đòn bẩy là gì?

Lý thuyết Đòn bẩy | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

2. Tác dụng của đòn bẩy

- Dùng đòn bẩy có thể làm giảm hay làm tăng lực tác dụng lên vật.

- Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1 và ngược lại. Vậy:

      + Muốn lợi về lực thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O1.

   Ví dụ: Khi nâng một vật bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng P của nó. Khi đó ta được lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi.

      + Muốn lợi về đường đi thì ta cần đặt điểm tựa O gần với đầu O2, khi đó cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực.

3. Một số hiện tượng thực tế

Lý thuyết Đòn bẩy | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án Lý thuyết Đòn bẩy | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án Lý thuyết Đòn bẩy | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án Lý thuyết Đòn bẩy | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án Lý thuyết Đòn bẩy | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

II. Phương pháp giải

1. Cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy

- Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.

- Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

   Ví dụ 1: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ tay cầm mái chèo.

   Ví dụ 2: Khi vận chuyển vật liệu bằng xe cút kít, điểm tác dụng của lực F1 là chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm , điểm tác dụng lực F2 là chỗ tay cầm xe cút kít.

2. Cách nhận biết dùng đòn bẩy khi nào được lợi về lực và khi nào được lợi về đường đi

- Xác định vị trí của điểm tựa O.

- Xác định điểm O1.

- Xác định điểm O2.

- So sánh khoảng cách OO2 với OO1. Nếu:

      + OO2 > OO1 thì F2 < F1: Đòn bẩy cho lợi về lực.

      + OO2 < OO1 thì F2 > F1: Đòn bẩy cho lợi về đường đi.

3. Lưu ý: Khi bỏ qua khối lượng của đòn bẩy thì nếu OO2 nhỏ hơn OO1 bao nhiêu lần thì F2 cũng nhỏ hơn F1 bấy nhiêu lần.

III. Bài tập tự luyện

Bài 1: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cái kìm.

B. Cái kéo.

C. Cái mở nút chai.

D. Cá kim.

Bài 2: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng:

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Ròng rọc.

C. Đòn bẩy.

D. Cần cẩu.

Bài 3: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về đường đi trong trường hợp nào dưới đây?

A. Khoảng cách OO1 > OO2.

B. Khoảng cách OO1 = OO2.

C. Khoảng cách OO1 < OO2.

D. Cả A và B đều đúng.

Bài 4: Muốn bẩy một vật nặng 1 600 N bằng một lực 400 N thì phải dùng đòn bẩy có:

A. O1O = O2O.

B. O2O > 4O1O.

C. O1O = 4O2O.

D. 4O1O > O2O > 2O1O.

Bài 5: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

A. Dùng đòn bẩy có thể làm giảm hoặc làm tăng lực tác dụng lên vật.

B. Khi nâng một vật bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng của nó, ta được lợi về lực.

C. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

D. Đùng đòn bẩy luôn luôn thiệt về đường đi.

Bài 6: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 40 kg, thùng thứ hai nặng 60 kg. Gọi điểm tiếp xúc vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. O1O = 90 cm; OO2 = 90 cm.

B. O1O = 90 cm; OO2 = 60 cm.

C. O1O = 60 cm; OO2 = 90 cm.

D. O1O = 60 cm; OO2 = 120 cm.

Bài 7: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 30 kg, thùng thứ hai nặng 20 kg. Gọi điểm tiếp xúc vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

A. O1O = 90 cm; OO2 = 90 cm.

B. O1O = 90 cm; OO2 = 60 cm.

C. O1O = 60 cm; OO2 = 90 cm.

D. O1O = 60 cm; OO2 = 120 cm.

Bài 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. Nhỏ lớn.

B. Lớn hơn.

C. Bằng nhau.

D. Cả A và C đều đúng.

Bài 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật lớn hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng… khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

A. Nhỏ lớn.

B. Lớn hơn.

C. Bằng nhau.

D. Cả B và C đều đúng.

Bài 10: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

A. Cân Robecvan.

B. Cân đồng hồ.

C. Cân đòn.

D. Cân tạ.

Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học