Tiếng Việt lớp 4 - Tài liệu ôn tập, bồi dưỡng Tiếng Việt 4 chọn lọc
Bộ tài liệu môn Tiếng Việt lớp 4 tổng hợp kiến thức trọng tâm với đầy đủ lý thuyết và ví dụ minh họa, bài tập đa dạng nhằm mục đích giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu bồi dưỡng học sinh học môn Tiếng Việt lớp 4 đạt kết quả cao.
Kiến thức trọng tâm Tiếng Việt lớp 4
- Câu cảm là gì
- Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì
- Câu kể Ai là gì
- Câu kể Ai làm gì
- Câu kể Ai thế nào
- Câu khiến là gì
- Cụm động từ là gì
- Danh từ là gì ? Chức năng, phân loại danh từ
- Dấu gạch ngang là gì ? Tác dụng của dấu gạch ngang
- Dấu gạch nối là gì
- Dấu hai chấm là gì ? Tác dụng của dấu hai chấm
- Dấu ngoặc kép là gì ? Tác dụng của dấu ngoặc kép
- Động từ là gì ? Chức năng, phân loại động từ
- Kiến thức trọng tâm Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 4
- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
- Tiếng là gì
- Tính từ là gì ? Phân loại tính từ
- Trạng ngữ là gì ? Các loại trạng ngữ
- Từ đơn là gì ? Từ phức là gì ? Phân loại từ đơn, từ phức
- Từ ghép và từ láy là gì
Tài liệu từ láy tổng hợp
- Từ láy có vần A – Từ láy có âm đầu A
- Từ láy có vần B – Từ láy có âm đầu là B
- Từ láy có vần C – Từ láy có âm đầu là C
- Từ láy có vần D – Từ láy có âm đầu là D
- Từ láy có vần Đ – Từ láy có âm đầu là Đ
- Từ láy có vần E – Từ láy có âm đầu là E
- Từ láy có vần Ê – Từ láy có âm đầu là Ê
- Từ láy có vần G – Từ láy có âm đầu là G
- Từ láy có vần X – Từ láy có âm đầu X
- Từ láy có vần N - Từ láy có âm đầu N
- Từ láy có vần L - Từ láy có âm đầu L
- Từ láy có vần R – Từ láy có âm đầu R
- Từ láy có vần Ăn
- Từ láy có vần Ch – Từ láy có âm đầu Ch
- Từ láy có vần Gi – Từ láy có âm đầu Gi
- Từ láy có vần Tr – Từ láy có âm đầu Tr
- Từ láy có vần Iu
- Từ láy có vần Iêu
- Từ láy có vần En
- Từ láy có vần Eng
- Từ láy có vần Um
- Từ láy có cặp vần Ấp – Ênh
- Từ láy có âm cuối Ng
- Từ láy vần
- Từ láy âm đầu
- Từ láy cả âm lẫn vần
- Từ láy hoàn toàn
- Từ láy với từ Nhỏ
- Từ láy với từ Xanh
- Từ láy với từ Đẹp
- Từ láy với từ Sáng
- Từ láy với từ Xinh
- Từ láy với từ Trắng
- Từ láy về chiều cao
- Từ láy về màu sắc
- Từ láy về thái độ
- Từ láy về phẩm chất, tính cách
- Từ láy về thiên nhiên
- Từ láy về tiếng cười
- Từ láy về dáng điệu
- Từ láy về tiếng nói
- Từ láy về quê hương
- Từ láy về gia đình
Tài liệu từ ghép tổng hợp
- Từ ghép với từ Rá
- Từ ghép với từ Giá
- Từ ghép với từ Dụng
- Từ ghép với từ Rụng
- Từ ghép với từ Vẽ
- Từ ghép với từ Vẻ
- Từ ghép với từ Nghĩ
- Từ ghép với từ Nghỉ
- Từ ghép với từ Ngay
- Từ ghép với từ Tâm
- Từ ghép với từ Thẳng
- Từ ghép với từ Thật
- Từ ghép với từ Làng
- Từ ghép với từ Lặng
- Từ ghép với từ Hoa
- Từ ghép với từ Ăn
- Từ ghép với từ Vui
- Từ ghép với từ Nắng
- Từ ghép với từ Mưa
- Từ ghép với từ Mỡ
- Từ ghép với từ Mở
- Từ ghép với từ Rẽ
- Từ ghép với từ Củ
- Từ ghép với từ Cũ
- Từ ghép với từ Riêng
- Từ ghép với từ Yêu
- Từ ghép với từ Gia
- Từ ghép về thiên nhiên
- Từ ghép về gia đình
- Từ ghép về học tập
- Từ ghép về cây cối
- Từ ghép về con vật
- Từ ghép về nghề nghiệp
- Từ ghép về quê hương
- Từ ghép về trường học
- Từ ghép về tính cách, phẩm chất
- Từ ghép về đồ ăn, thức uống
Phân biệt các vần phổ biến
- Phân biệt L và N
- Phân biệt AN và ANG
- Phân biệt S và X
- Phân biệt ĂN và ĂNG
- Phân biệt TR và CH
- Phân biệt DẤU HỎI và DẤU NGÃ
- Phân biệt R, D và GI
- Phân biệt ÂN và ÂNG
- Phân biệt EN và ENG
- Phân biệt ƯƠN và ƯƠNG
- Phân biệt IÊN, YÊN và IÊNG
- Phân biệt UÔN và UÔNG
- Phân biệt I và IÊ
- Phân biệt ÂT và ÂC
- Phân biệt ÊT và ÊCH
- Phân biệt O và Ô
- Phân biệt IÊU và IU
Câu cảm là gì
- Khái niệm: Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,..) của người nói.
- Ví dụ:
Chiếc váy này đẹp quá!
Bạn Ngọc thông minh thật!
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chào, chà, trời; quá lắm, thật,…
+ Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!)
- Ví dụ:
Trời ơi! Anh ta đã đi rồi.
Ôi chao! Cậu bất ngờ tới làm mình bất ngờ quá!
Chị Mai mặc chiếc váy này xinh thật!
- Chức năng:
+ Câu cảm thán dùng để nói lên ý kiến cá nhân của người viết, người đọc mà ý kiến đó mang nghĩa bộc lộ cảm xúc thật về sự vật, sự việc đó.
+ Dùng để cảm ơn người khác về sự giúp đỡ lớn lao hay không thể diễn tả hết ý nghĩa của câu nói.
+ Dùng để bộc lộ nỗi buồn khi thất bại hoặc mất đi một điều quý giá nhất mà ta có.
+ Để nói lên điều bất ngờ mà mình gặp qua trong cuộc sống.
- Bài tập minh họa
Bài 1: Chuyển các câu sau thành câu cảm:
a. Con mèo này bắt chuột giỏi
b. Trời rét
c. Bạn Ngân chăm chỉ.
d. Bạn Giang học giỏi.
Trả lời:
Dựa vào phần ghi nhớ ở bài học và mẫu gợi ý, em chuyển các câu đã cho thành câu cảm như sau:
a.
- Con mèo này bắt chuột giỏi quá!
- Chà, con mèo này bắt chuột giỏi thật!
b.
- Chà trời rét thật!
- Ôi, trời rét quá!
c.
- Bạn Ngân chăm chỉ quá!
- Bạn Ngân chăm chỉ thật!
d. - Chà, bạn Giang học giỏi thật!
Bài 2: Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
a. Ôi, bạn Nam đến kìa!
b. Ồ, bạn Nam thông minh quá!
c. Trời thật là kinh khủng!
Trả lời:
Những câu trên bộc lộ những cảm xúc:
a. Mừng rỡ, cảm động
b. Thán phục
c. Kinh khiếp, ghê sợ.
Câu hỏi và dấu chấm hỏi là gì
Câu hỏi và dấu chấm hỏi là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc phần Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, Vietjack sẽ cung cấp cho các con học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!
- Khái niệm:
Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Ví dụ:
Trời đang mưa sao?
Anh ấy có đến không?
Ai đã ăn cái bánh này?
- Chú ý
1. Câu hỏi dùng để hỏi ai?
Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi để tự hỏi chính mình
- Hỏi người khác:
+ Chiều nay mấy giờ vào lớp vậy Lan?
+ Cậu có đi chơi không?
- Hỏi chính bản thân mình:
+ Mình đã đến nơi này chưa nhỉ?
+ Mình đã gặp bài toán này ở đâu rồi nhỉ?
2. Dấu hiệu nhận biết câu hỏi
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,...)
- Khi viết cuối câu hỏi thường có dấu hỏi chấm (?)
- Ví dụ:
Ai là người đến muộn?
Sao anh không trả lời?
Đây là con gì?
- Bài tập minh họa
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Trả lời:
Đáp án
a. Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b. Trước giờ học, các em thường làm gì?
c. Bến cảng như thế nào?
d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
Bài 2: Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
Trả lời:
Đáp án
- Ai học yếu nhất lớp?
- Cái gì khiến bạn mất tập trung?
- Để cha mẹ vui lòng em phải làm gì?
- Thời tiết hôm nay như thế nào?
- Vì sao bầu trời lại màu xanh?
- Bao giờ thì hết mùa đông?
- Bệnh viện ở đâu?
....................................
....................................
....................................
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)