Danh từ chung lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Danh từ chung lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Danh từ chung là gì?
- Khái niệm: Danh từ chung là danh từ gọi tên một loại sự vật.
- Ví dụ: sông, núi, hồ, sách, áo,…
II. Phân loại danh từ chung
1. Danh từ chỉ hiện tượng
- Khái niệm: Là các danh từ biểu thị hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội.
- Ví dụ:
+ Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: gió, bão, động đất,...
+ Danh từ chỉ hiện tượng xã hội: nghèo đói, áp bức, chiến tranh,…
2. Danh từ chỉ khái niệm
- Khái niệm: Là loại danh từ có ý nghĩa trừu tượng. Đây là loại danh từ không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn.
- Ví dụ: hạnh phúc, tinh thần, cuộc sống,.....
3. Danh từ chỉ đơn vị
- Khái niệm: Là những từ chỉ đơn vị các sự vật.
- Phân loại các danh từ chỉ đơn vị:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Là những danh từ chỉ rõ loại sự vật hay còn được gọi là danh từ chỉ loại.
Ví dụ: con, cái, chiếc, miếng, ngôi, tấm, bức, hạt, hòn,…
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Là các danh từ dùng để tính, đong đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…
Ví dụ: lạng, cân, tạ, thước, mét, gang, tấn,…
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Là những danh từ dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp.
Ví dụ: đôi, cặp, đàn, bó, nhóm,…
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Là những danh từ chỉ về thời gian như giây, phút, giờ, ngày, tuần, tháng, quý, mùa,…
+ Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức như: thôn, tổ, huyện, xóm, lớp, tiểu đội,…
III. Bài tập về danh từ chung
Bài 1. Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau:
Tuổi thơ trở đầy cổ tích
Dòng sống lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Trả lời:
- Các danh từ trừu tượng trong bài: Tuổi thơ, cổ tích, màu, thời gian, cuộc đời, lời mẹ, nhịp võng, ca dao, lời ru.
Bài 2. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng điền vào chỗ chấm trong các câu:
a. Thảm hoạ …………. đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
b. Những ………….. ấm áp xua tan màn …………. dày đặc.
c. Trong mưa xuất hiện những …………. long trời, lở đất.
d. Chúng tôi phản đối …………. và mong muốn hoà bình.
Trả lời:
a. Thảm hoạ sóng thần đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
b. Những tia nắng ấm áp xua tan màn sương mù dày đặc.
c. Trong mưa xuất hiện những tiếng sấm long trời, lở đất.
d. Chúng tôi phản đối chiến tranh và mong muốn hoà bình.
Bài 3. Em hãy gạch chân dưới các danh từ trong đoạn văn sau:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh đứng trang nghiêm.
Trả lời:
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Bài 4. Tìm danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau và đặt câu với mỗi từ đó:
a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông.
b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.
c. Trong mỗi từ đều có tiếng mẹ.
d. Trong mỗi từ đều có tiếng tình.
Trả lời:
a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông: dòng sông.
Đặt câu: Đó là dòng sông quanh năm nước chảy xiết.
b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa: trận mưa.
Đặt câu: Những trận mưa lớn làm nhà cửa bị cuốn trôi.
c. Trong mỗi từ đều có tiếng mẹ: mẹ hiền.
Đặt câu: Cô giáo như mẹ hiền.
d. Trong mỗi từ đều có tiếng tình: tình yêu.
Đặt câu: Đó là tình yêu đất nước của người Việt Nam.
Bài 5. Hãy viết đoạn văn ngắn (2 – 3 câu) về quê hương em (hoặc nơi em ở). Chỉ các danh từ chung có trong đoạn văn đó.
Trả lời:
Quê hương em rất tươi đẹp. Nơi đó là dòng sông Lô uốn lượn với những thảm cỏ xanh mướt. Chiều chiều em thường lên đê thả diều với bạn Minh.
- Danh từ chung: quê hương, em, dòng sông, thảm cỏ, chiều chiều, đê, diều.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)