Câu kể Ai làm gì - Tiếng Việt lớp 4

Câu kể Ai làm gì là một trong những phần kiến thức quan trọng thuộc phần Câu kể trong chương trình Tiếng Việt lớp 4. Hi vọng rằng với bài giảng này, Vietjack sẽ cung cấp cho các con học sinh lớp 4 những kiến thức bổ ích!

Trước hết, câu kể(còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để:

- Kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc.

VD:

 Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. (câu kể dùng để giới thiệu)

Chú có cái mũi rất dài. (câu kể dùng để miêu tả)

Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tóoc- ti- la tặng cho chiếc chìa khóa vàng để mở một kho báu.( câu kể dùng để kể)

- Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

VD:

Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,...như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (câu kể dùng để nêu ý kiến, nhận định)

Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. (câu kể kể lại sự việc và nói lên tình cảm )

- Cuối câu kể thường có dấu chấm.

 Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

- Khái niệm: Trong câu kể Ai làm gì? Chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

- Chức năng:

+ Dùng để kể về hành động, hoạt động củacon người, sự vật, sự việc ở chủ ngữ..

Ví dụ:

+ Dế Mèn // bênh vực chị Nhà Trò.

CN là con vật được nhân hóa

+ Mẹ // em đang nấu cơm.

CN là người

+ Chú mèo // đang rình chuột.

   CN                 VN

- Chủ ngữ thường do danh từ (hoặc cụm danh từ) tạo thành

VD:

+ Học sinh // đang chăm chú nghe giảng.

CN là danh từ

+ Những học sinh ấy // đang chăm chú nghe giảng.

CN là cụm danh từ

- Phân biệt 3 loại câu kể theo chức năng:

+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: 

- Minh quét nhà giúp mẹ.

- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ:

- Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

- Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

- Bài tập minh họa

Bài 1: Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.

      Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Theo TIẾNG VIỆT 2, 1988

1. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Bài 2: Xác định chủ ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

Bài 3: Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.

Trả lời:

Trong câu kể "Ai làm gì?" chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,...) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Bài 4: Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.

Trả lời:

-  Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác: