Tiếng Việt lớp 5 - Tài liệu ôn tập, bồi dưỡng Tiếng Việt 5 chọn lọc

Bộ tài liệu môn Tiếng Việt lớp 5 tổng hợp kiến thức trọng tâm với đầy đủ lý thuyết và ví dụ minh họa đa dạng nhằm mục đích giúp Giáo viên, phụ huynh có thêm tài liệu bồi dưỡng học sinh học môn Tiếng Việt lớp 5 đạt kết quả cao.

Từ đồng nghĩa là gì ? Phân loại từ đồng nghĩa

a. Khái niệm: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Ví dụ: huyền, mun, đen, mực,….

b. Phân loại từ đồng nghĩa: 

Có 2 loại từ đồng nghĩa, gồm:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: xe lửa - tàu hỏa, con lợn - con heo,…

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động

Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, ra đi,…

c. Ví dụ 

- Từ đồng nghĩa với anh hùng là: anh dũng, cam đảm, can trường, dũng cảm, gan dạ, gan góc, gan lì, …

- Từ đồng nghĩa với ác là: ác độc, hung ác, tàn nhẫn,… 

- Từ đồng nghĩa với ăn là: xơi, chén, hốc,… 

- Từ đồng nghĩa với ẩm là: ẩm thấp, ẩm mốc, ẩm ướt,… 

- Từ đồng nghĩa với ân cần là: đon đả, nhiệt tình, niềm nở, quan tâm, thân mật, vồ vập, vồn vã, …

- Từ đồng nghĩa với ba là: cha, bố, tía, …

- Từ đồng nghĩa với bảo vệ là: ngăn cản, che chở, che chắn, phòng vệ, giữ gìn,… 

- Từ đồng nghĩa với biết ơn là: nhớ ơn,mang ơn, đội ơn, hàm ơn, lễ phép, vâng lời,…

- Từ đồng nghĩa với béo là: mập, bự, đầy đặn, béo phì, to, ….

- Từ đồng nghĩa với biếng nhác là: lười, lười nhác, lười biếng, …

- Từ đồng nghĩa với chăm chỉ là: siêng năng, cần cù, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,…

- Từ đồng nghĩa với can đảm là: dũng cảm, gan dạ, anh dũng, quả cảm, …

....................................

....................................

....................................

Từ trái nghĩa là gì

a. Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. 

- Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái đối lập nhau,… 

- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau.

- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

Ví dụ: Với từ “nhạt”:

(muối) nhạt > < mặn: cơ sở chung là “độ mặn”

(đường ) nhạt > < ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”

(tình cảm) nhạt > < đằm thắm: cơ sở chung là “mức độ tình cảm”

(màu áo) nhạt > < đậm: cơ sở chung là “màu sắc”. 


b. Ví dụ: 

- Từ trái nghĩa với anh hùng là: bạc nhược, hèn nhát, nhát gan,…

- Từ trái nghĩa với ác là: hiền, hiền lành, lương thiện, nhân từ,…

- Từ trái nghĩa với ẩm là: hanh, hanh hao, hanh khô, se, …

- Từ trái nghĩa với ân cần là: dửng dưng, lạnh lùng, lạnh nhạt, chiếu lệ, thờ ơ, hờ hững,… 

- Từ trái nghĩa với bảo vệ là: phá hủy, tàn phá, hủy diệt, tiêu diệt, …

- Từ trái nghĩa với biết ơn là: bội bạc, vô ơn, bội ơn, bất nghĩa, …

- Từ trái nghĩa với béo là: gầy, gầy nhẳng, gầy nhom, ốm,…

- Từ trái nghĩa với biếng nhác là: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, …

- Từ trái nghĩa với chăm chỉ là: biếng nhác, lười biếng, lười nhác,…

- Từ trái nghĩa với can đảm là: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, yếu hèn, …

- Từ trái nghĩa với cao là: thấp, lùn, lùn tè, trũng, …

....................................

....................................

....................................