Đại từ là gì
a. Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, trong câu cho khỏi lặp lại những từ ngữ ấy.
b. Đại từ xưng hô:
+ Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó;…
+ Bên cạnh các từ nói trên, người Việt Nam còn dùng nhiều danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô để thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác, giới tính: ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy bạn,…
+ Khi xưng hồ cần chú ý chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới.
c. Lưu ý:
Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:
+ Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.
+ Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó, chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.
+ Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ:
Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, …
Chỉ một số chức vụ – nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, …
Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ – nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như danh từ chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó.
VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là danh từ chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc)
VD2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là danh từ chỉ đơn vị).
VD3: Cháu chào cô ạ ! (cô là đại từ xưng hô)
d. Ví dụ:
- Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:
+ Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, …
+ Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, …
+ Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, …
- Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu?…
- Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế.
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay khác:
- Từ nhiều nghĩa là gì
- Quan hệ từ là gì
- Câu ghép là gì ? Cách nối các vế câu ghép
- Liên kết câu là gì
- Ôn tập về dấu câu
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)