Câu đơn lớp 5 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Câu đơn lớp 5 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Câu đơn là gì?
- Khái niệm: Câu đơn là câu được cấu tạo bởi một tập hợp từ ngữ và có ý nghĩa hoàn chỉnh, có nghĩa là mỗi câu phải diễn đạt được một ý tương đối trọn vẹn.
- Ví dụ:
+ Mẹ tôi là giáo viên.
+ Trời hôm nay đẹp quá.
+ Buổi học hôm nay rất thú vị.
II. Cấu trúc của câu đơn
Cấu trúc của câu đơn bao gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ.
Trong đó:
- Chủ ngữ:
+ Là bộ phận nêu tên sự vật, hiện tượng, khái niệm được nói đến trong câu. Chủ ngữ có thể được xác định bằng các từ như: danh từ, đại từ, cụm danh từ, cụm đại từ.
+ Chủ ngữ thường là một danh từ, đại từ hoặc cụm từ danh từ đứng trước vị ngữ.
Để xác định chủ ngữ, học sinh cần đặt câu hỏi “Ai?” hoặc “Cái gì?”, “Con gì?” trước động từ trong câu.
Ví dụ:
- Nam đang đọc sách. (Ai?)
- Cái xe này là của tôi. (Cái gì?)
- Con vẹy này thông minh quá. (Con gì?)
- Vị ngữ:
+ Là bộ phận nêu hoạt động, trạng thái, tính chất của chủ ngữ. Vị ngữ có thể được xác định bằng các từ như: động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ.
+ Vị ngữ thường trả lời cho các câu hỏi như: ”Làm gì?”, “Như thế nào?” hoặc “Là gì?”.
Ví dụ:
- “Mẹ đang nấu cơm”. (Làm gì?)
- “Cô ấy rất xinh đẹp”. (Như thế nào?)
- “Bố tôi là kĩ sư”. (Là gì?)
III. Phân loại câu đơn
a. Câu kể
- Câu kể (câu trần thuật) dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể thường có dấu chấm.
- Câu kể gồm có 3 loại:
+ Ai là gì?
+ Ai làm gì?
+ Ai thế nào?
- Chủ ngữ trong các câu kể Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào? đều chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa).
- Bộ phận CN (chủ ngữ) trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?
- CN (chủ ngữ) thường do danh từ (cụm danh từ tạo thành).
Ví dụ: Lan đi học từ sớm.
b. Câu hỏi
- Câu hỏi (câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết, thể hiện thái độ khen, chê; thể hiện sự khẳng định, phủ định; thể hiện yêu cầu, mong muốn.
- Câu hỏi thường để hỏi về những điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để hỏi mình.
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, không,...)
- Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?)
- Ví dụ: Cậu không đi xem kịch à?
c. Câu cảm
- Câu cảm (câu cảm thán) dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,...)
- Trong câu cảm thường có các từ ngữ; ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật,...
- Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!).
Ví dụ: Ôi, chiếc xe xinh quá!
d. Câu khiến
- Câu khiến (câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói, người viết với người khác.
- Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.).
Ví dụ: Em hãy khóa cửa vào.
IV. Bài tập về câu đơn
Bài 1. Em hãy tìm các câu đơn và xác định CN, VN:
a. Vì không học bài nên Hoa đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.
b. Vì trời mưa to nên chúng em không phải học thể dục.
c. Nếu cô giáo yêu cầu học thuộc bài thơ thì em sẽ làm theo lời cô dặn.
d. Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em biết là mùa đông đã về rồi.
Trả lời:
Các câu đơn:
a. Vì không học bài nên Hoa/ đã bị điểm kém trong bài kiểm tra ở lớp.
CN VN
b. Vì trời mưa to nên chúng em/ không phải học thể dục.
CN VN
d. Buổi sáng thức dậy, thấy trời rét buốt, em/ biết là mùa đông đã về rồi.
CN VN
Bài 2. Em hãy xác định TN (nếu có), CN, VN trong mỗi câu sau:
a. Sáng sáng, đám trẻ trong làng đã kéo nhau ra đồng.
b. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ.
c. Học quả là khó khăn, vất vả.
Trả lời:
a. Sáng sáng, đám trẻ trong làng/ đã kéo nhau ra đồng.
TN CN VN
b. Những chú gà nhỏ như những hòn tơ/ lăn tròn trên bãi cỏ.
CN VN
c. Học/ quả là khó khăn, vất vả.
CN VN
Bài 3. Cho khổ thơ sau:
Ruộng rẫy là chiến trường
Cuốc cày là vũ khí
Nhà nông là chiến sĩ
Hậu phương thi đua với tiền phương
a. Trong các câu trên, câu nào là câu kể Ai – là gì?
b. Xác định CN, VN trong câu vừa tìm được.
Trả lời:
a. Các câu kể Ai – là gì? trong khổ thơ: Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ.
b.
- Ruộng rẫy/ là chiến trường.
CN VN
- Cuốc cày/ là vũ khí.
CN VN
- Nhà nông/ là chiến sĩ.
CN VN
Bài 4. Đặt câu đơn có:
a. Chủ ngữ là một danh từ riêng.
b. Vị ngữ là một động từ chỉ trạng thái.
c. Chủ ngữ là một đại từ.
Trả lời
a. Nam đang chơi bóng rổ.
b. Cây khế rụng lá.
c. Tôi rất thích đọc sách.
Bài 5. Viết đoạn văn (đề tài tự do), sau đó chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ của một câu đơn trong bài.
Trả lời
Chiều hoàng hôn buông xuống, bầu trời nhuộm màu cam đỏ rực rỡ. Những đám mây lững lờ trôi, in bóng xuống mặt hồ phẳng lặng. Lũ trẻ con ríu rít rủ nhau ra đồng thả diều. Tiếng cười nói vang khắp cả cánh đồng rộng lớn. Gió thổi nhẹ, mang theo hương lúa mới thơm ngát. Tôi đứng lặng, ngắm nhìn cảnh sắc quê hương đầy yên bình và thơ mộng.
Câu đơn: “Lũ trẻ con ríu rít rủ nhau ra đồng thả diều.”
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:
- Câu ghép lớp 5
- Cách nối các vế câu ghép lớp 5
- Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ lớp 5
- Liên kết câu bằng từ ngữ nối lớp 5
- Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế lớp 5
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)