Từ ghép và từ láy là gì
Từ ghép và từ láy là một nội dung quan trọng trong chương trình Luyện từ và câu của lớp 4… Vietjack sẽ giúp các con học sinh thân yêu giải đáp những băn khoăn trên nhé!
1. Từ ghép
Có hai cách để tạo từ phức là:
1. Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
VD: tình thương, thương mến, ghi nhớ, thanh cao, vững chắc...
Từ ghép lại được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.
Ví dụ:
Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…
Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…
Ngoài ra, căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
2. Từ láy
- Khái niệm: Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành.
- Cụ thể mục đích của từ láy giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp.
- Từ láy được nhiều nhà thơ nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ.
- Loại từ này có một vẻ đẹp rất riêng. Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.
Ví dụ về từ láy: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…
- Phân loại:
Láy âm, láy vần, láy tiếng và lấy cả âm lẫn vần. Ngoài ra người ta còn gọi là láy đôi, láy ba, láy từ…
Nghĩa của từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc. Theo hướng mở rộng hay thu hẹp. Tăng cường hoặc giảm nhẹ.
Ví dụ:
Láy âm đầu: săn sóc, ngay ngắn ...
Láy vần: khéo léo, mảnh khảnh ...
Láy cả âm đầu và vần: ngoan ngoãn, luôn luôn...
- Bài tập minh họa:
Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau rồi trả lời câu hỏi:
Mây đen lũ lượt kéo về chiều nay
Mặt trời lật đật chui vào trong mây
Chớp đông chớp tây rồi mưa nặng hạt
Cây lá xoè tay hứng làn nước mát
Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách
Mẹ làm bánh khoai lửa reo tí tách
Chỉ thương bác ếch lặn lội trong mưa
Xem từng cụm lúa phất cờ lên chưa.
1. Tìm từ láy trong đoạn thơ trên
2. Tìm những từ ghép trong đoạn thơ trên
Trả lời:
1. Đọc đoạn thơ ta thấy những từ láy như sau: “lật đật”, “tí tách”
2. Đọc đoạn thơ ta thấy những từ ghép như sau: “lũ lượt”, “mặt trời”, “chớp đông”, chớp tây”, “cây lá”, “làng nước”, “kim khâu”, “bánh khoai”, “bác ếch”, “lặn lội”, “cụm lúa”
Bài tập 2: Trong các từ dưới đây, phân loại đâu là từ đơn, từ ghép và từ láy:
“lê-ki-ma”, “san sát”, “chùa chiền”, “hân hạnh”, “ầm ĩ”, “yên tĩnh”, “êm ả”, “bồ kết”, “xà phòng”, “mơ mộng”, “lóng ngóng”
Trả lời:
+ Từ đơn: “lê-ki-ma”, “balo”, “bồ kết”, “xà phòng”
+ Từ ghép: “chùa chiền”, “hân hạnh”, “yên tĩnh”, “mơ mộng”
+ Từ láy: “san sát”, “ầm ĩ”, “êm ả”, “lóng ngóng”
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:
- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
- Tiếng là gì
- Tính từ là gì ? Phân loại tính từ
- Trạng ngữ là gì ? Các loại trạng ngữ
- Từ đơn là gì ? Từ phức là gì ? Phân loại từ đơn, từ phức
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)