Từ ghép về quê hương
Bảng dưới đây liệt kê các Từ ghép về quê hương. Mời các em tham khảo:
chim chóc |
khế ngọt |
cây đa |
mái đình |
nhà rộng |
chum nước |
ao hồ |
sân vườn |
cây cảnh |
rau muống |
quả cà |
đàn gà |
nắng vàng |
vật nuôi |
đình làng |
trưởng thôn |
Từ ghép là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại: từ đơn và từ phức.
Từ đơn là từ có một âm tiết/một tiếng tạo thành. Thành phần cấu tạo ra từ đơn có nghĩa cụ thể. Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa.
- Đặc điểm của từ ghép:
+ Từ ghép là từ do nhiều tiếng tạo thành.
- Ví dụ về từ ghép: vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình…
+ Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
VD: nhờ / thầy cô / ân cần /giảng dạy/, lại / có / chí / học hành / nhiều / năm / liền /, hạnh / là / học sinh / tiên tiến / .
Câu trên được tạo thành từ 21 từ, mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo.
- Phân loại:
Từ ghép có thể được chia thành 4 loại chính như sau:
1. Từ ghép chính phụ:
- Là loại từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho nhau, trong đó tiếng chính thường có nghĩa rộng bao hàm một sự việc, một hành động hay một sự vật. Còn tiếng phụ thường sẽ đứng sau tiếng chính, và chịu trách nhiệm bổ sung nghĩa ngôn ngữ chính. Để từ đó, tạo thành một từ có ý nghĩa rộng hơn hoặc cụ thể hơn. Từ ghép này có sự phân biệt rõ ràng.
- Ví dụ về từ ghép phụ: hoa hồng, bánh mì, thịt bò … nếu chỉ có từ đơn “hoa”, “bánh”, “thịt” thì sẽ được hiểu với nghĩa rất rộng (rất nhiều loại hoa, rất nhiều loại bánh và thịt cũng có nhiều loại). Nhưng khi thêm từ “hồng”, “mì”, “bò” thì từ đã được cụ thể hóa hơn rất nhiều. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn chi tiết về sự vật, sự việc mà người nói muốn nói đến ở đây là gì.
2. Từ ghép đẳng lập
- Là loại từ ghép có cấu trúc được tạo thành từ 2 từ đơn trở lên tạo thành. Từ ghép đẳng lập thì cả 2 (hoặc 3) từ đơn đều có nghĩa và bình đẳng về mặt ngữ pháp, không có từ nào được coi là từ chính và ngược lại.
- Ví dụ: cây cỏ, hoa lá, bút nghiên, … có thể thấy khi tách biệt 2 tiếng của các từ trên ta đều có thể hiểu được ý nghĩa của nó. “ cây ” và “ cỏ ”; “ hoa ” và “ lá ”; “ bút ” và “ nghiên ”,… không từ nào phụ thuộc nghĩa của từ nào.
3. Từ ghép tổng hợp
- Từ ghép tổng hợp là loại từ được cấu thành từ 2 từ đơn trở lên nhưng có nghĩa khái quát. Nó khái quát để chỉ danh từ: đó có thể là địa điểm, hành động cụ thể, không chỉ chính xác một loại địa điểm hay hành động cụ thể chi tiết
- Ví dụ: cây cối là từ ghép chung để chỉ nhiều loại cây, không chỉ đích danh loại cây nào.
4. Từ ghép phân loại
- Từ ghép phân loại lại trái với từ ghép tổng hợp. Từ ghép phân loại được hiểu là một từ có ý nghĩa cụ thể, xác định chính xác một địa điểm, hành động hoặc tên của một sự vật, sự việc nào đó
- Ví dụ: sữa chua chỉ tên của một loại chế phẩm từ sữa bò, sữa được lên men tự nhiên, tốt cho đường ruột. Khác với sữa tươi, sữa công thức,…
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:
- Từ ghép về con vật
- Từ ghép về nghề nghiệp
- Từ ghép về trường học
- Từ ghép về tính cách, phẩm chất
- Từ ghép về đồ ăn, thức uống
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)