Mở rộng vốn từ Cái đẹp lớp 4 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Mở rộng vốn từ Cái đẹp lớp 4 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Cái đẹp là gì?
- Khái niệm: Cái đẹp là sự biểu hiện về mặt hình thức hay nội tại, mang lại cảm giác hài lòng cho người nhìn, người đánh giá.
- Từ có nghĩa giống với từ “đẹp”: xinh, xinh đẹp, tươi đẹp, xinh xắn, xinh tươi,…
- Từ có nghĩa trái ngược với từ “đẹp”: xấu, xấu xí, xấu xa, xấu hoắc,…
- Ví dụ:
+ Em bé có gương mặt xinh xắn, dễ thương.
+ Mặt mũi của cậu ấy lấm lem bùn đất trông thật xấu xí.
II. Một số từ ngữ chỉ vẻ đẹp của con người
- Vẻ đẹp bên ngoài: xinh đẹp, xinh xắn, rực rỡ, xinh tươi, yểu điệu, thướt tha, xinh xinh, lộng lẫy, mũm mĩm,…
- Vẻ đẹp nội tâm: thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, hiền hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, lịch sự, ngay thẳng, bộc trực, dũng cảm, khảng khái, khiêm tốn, chân thành, thanh cao,…
III. Một số từ ngữ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên
- Một số từ chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên: huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng, bao la, trùng điệp, rực rỡ, thanh bình, mộc mạc, dịu dàng, trúc trắc, mát lành,…
IV. Một số thành ngữ nói về nét đẹp bên trong và phẩm chất bên ngoài của con người
- Cái nết đánh chết cái đẹp: Người nết na hơn người có nhan sắc.
- Đẹp người đẹp nết: Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.
- Mặt hoa da phấn: Người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.
- Mặt ngọc da ngà: Người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.
- Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu đánh khẽ bên thành cũng kêu: Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự.
- Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon: Nhìn bề ngoài là có thể đánh giá được tính cách bên trong.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ có vẻ đẹp bên ngoài.
- Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người: Người bề ngoài không ưa nhìn nhưng tâm tính tốt còn hơn người bề ngoài đẹp mà tâm tính không tốt.
V. Bài tập mở rộng vốn từ Cái đẹp
Bài 1. Gạch chân dưới những từ miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong đoạn văn sau:
Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt.
Trả lời:
Cảnh vật nơi đó rất đẹp, không khí mát mẻ, trong lành và có những cơn mưa phùn bay lất phất. Buổi chiều tối tiết trời se lạnh. Đà Lạt có rất nhiều hoa đẹp và hồ rất nên thơ. Xung quanh là những thảm cỏ bát ngát với hàng thông xanh rì rào. Những con đường uốn lượn quanh co đồi dốc trập trùng trông thật tuyệt làm sao! Đà Lạt là xứ sở của ngàn hoa, hai bên đường hoa đua nhau khoe sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt.
Bài 2. Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:
Đẹp đẽ, đẹp mắt, đẹp lòng, đẹp trời
a) Đó là một bàn thắng ................
b) Nhà cửa khang trang, ...............
c) Hôm nay là một ngày .................
d)
............. vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà
Trả lời:
a) Đó là một bàn thắng đẹp mắt.
b) Nhà cửa khang trang, đẹp đẽ.
c) Hôm nay là một ngày đẹp trời.
d)
Đẹp lòng vua phán bầy tôi
Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà
Bài 3. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới các câu sau:
a) Nắng phố huyện vàng hoe.
b) Trẻ em nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô.
c) Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc.
Trả lời:
a) Nắng phố huyện vàng hoe.
b) Trẻ em nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô.
c) Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc.
Bài 4. Em hãy đặt câu với từ “thùy mị”:
Trả lời:
- Mị Nương là người nết na, thùy mị.
Bài 5. Viết đoạn văn miêu tả ngoại hình của một người bạn mà em yêu quý.
Trả lời:
Người bạn mà em quý mến tên là An. An có mái tóc đen, bóng mượt, luôn được cắt gọn gàng. Khuôn mặt An tròn trịa, làn da hồng hào. Đôi mắt An to tròn, long lanh như đôi hòn ngọc sáng trong ánh nắng. Mỗi khi An cười, đôi môi mỏng thật duyên dáng lại hé lộ hàng răng trắng đều. An luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Dù chỉ là chiếc áo phông đơn giản và quần jean, nhưng trên người An, chúng trở nên đặc biệt. An không chỉ thu hút mọi người bởi vẻ ngoài chững chạc mà còn có sự tốt bụng. Em rất vui vì có An là bạn, em mong tình bạn của chúng em sẽ kéo dài mãi mãi.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
- Mở rộng vốn từ Quê hương lớp 4
- Mở rộng vốn từ Du lịch lớp 4
- Mở rộng vốn từ Kết nối lớp 4
- Mở rộng vốn từ Sách và thư viện lớp 4
- Mở rộng vốn từ Dũng cảm lớp 4
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)