Động từ là gì ? Chức năng, phân loại động từ
- Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Cùng với tính từ và danh từ, động từ khiến cho khả năng biểu đạt của tiếng Việt phong phú, đa dạng, không thua kém bất kì ngôn ngữ lâu đời nào trên thế giới. Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.
Ví dụ:
- Động từ chỉ hoạt động : Đi, chạy, nhảy,…
- Động từ chỉ trạng thái : Vui, buồn, giận, …
- Chức năng:
+ Động từ cũng giống như hầu hết các từ loại, chức năng chính là để bổ nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Song với mỗi cách kết hợp khác nhau, mỗi kiểu động từ khác nhau lại bổ sung một ý nghĩa khác cho các từ đứng trước nó.
- Phân loại:
+ Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.
+ Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.
6.1. Động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái:
a) Động từ chỉ hoạt động
- Khái niệm: Động từ chỉ hoạt động là những động từ dùng để tái hiện, gọi tên các hoạt động của con người, sự vật, hiện tượng.
+ Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,...
- Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.
b) Động từ chỉ trạng thái
- Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.
+ Ví dụ: vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,...
- Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,...
- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái:
Nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :
+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…
- Một số ĐT sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
- Một số từ vừa được coi là Động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
- Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).
VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
VD: Tôi // còn việc phải làm
Làng tôi // có con sông xanh uốn quanh cánh đồng lúa chín
+ Động từ chỉ trạng thái biến hóa: hóa, thành, biến thành, hóa thành, trở nên, trở thành, sinh ra, hóa ra,...
VD: Tấm // hóa thành nàng tiên trốn trong quả thị
Con người // trở nên ích kỷ khi lòng tham nổi lên
+ Động từ chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí: định, toan, dám, quyết, nỡ,...
VD: Bác Hồ // quyết chí ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng
Cậu gió // không nỡ thổi mạnh lay động cành cây đánh thức chú sơn ca
+ Động từ chỉ sự cần thiết: cần, nên, phi,...
VD: Cậu // cần hoàn thành tài liệu này trước ngày mai
Học sinh // nên học hành chăm chỉ
+ Động từ chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn: mong, muốn, ước,...
VD: Tớ // ước gì mình có đôi hài vạn dặm để đi khắp thế gian
Cụ Mem-bơ // mong sẽ vẽ được một kiệt tác trong đời mình.
+ Động từ chỉ tình trạng tiếp thụ, chịu đựng: bị, được, phải, mắc,...
VD: Bài thơ Tây Tiến // được sáng tác khi Quang Dũng về bên dòng Phù Lưu Chanh nhìn ngắm thiên nhiên và nhớ đến đoàn binh Tây Tiến.
Phương // bị phạt vì không làm bài tập toán
+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: là, hơn, thua, bằng, không bằng, chẳng bằng....
VD: Mặt trời // là hành tinh trung tâm trong hệ mặt trời.
Gió se mùa thu // không lạnh bằng gió mùa đông bắc được
6.2. Nội động từ và ngoại động từ
a) Nội động từ
- Khái niệm: Nội động từ là những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,...)
- Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng
VD: Mẹ mua cho tôi con mèo
Nội động từ Quan hệ từ Bổ ngữ
b) Ngoại động từ
- Khái niệm: Ngoại động từ là những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,...)
- Ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
VD: Mọi người yêu quý mẹ
Ngoại động từ Bổ ngữ
6.3. Cụm động từ
- Khái niệm: Cụm động từ là cụm từ có động từ là từ trung tâm, kết hợp với các phụ trước và phụ sau để tạo thành.
- Chức năng: Chức năng của cụm động từ cũng giống như của động từ. Tức là cụm động từ cũng có chức năng chính là làm vị ngữ, nhưng cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ . Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào?
- Bài tập minh họa
Bài 1: Tìm các động từ có trong đoạn văn sau:
“Trên nương, mỗi người một việc, người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô”.
Trả lời:
“đánh”, “cày”, “nhặt”, “đốt”, “đi tìm”, “bắc”, “thổi”, “cúi”, “tra”.
Bài 2: Phân loại động từ có trong các câu sau:
“Mẹ đang đi chợ Đồng Xuân”
“Cha giận tôi nhiều nhưng không hề mắng tôi”
Trả lời:
“Mẹ đang đi chợ Đồng Xuân” => “Đi”: động từ chỉ hoạt động
“Cha giận tôi nhiều nhưng không hề mắng tôi”. => “giận”: động từ chỉ trạng thái, “mắng”: động từ chỉ hoạt động.
Xem thêm tài liệu ôn tập môn Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc hay khác:
- Dấu ngoặc kép là gì ? Tác dụng của dấu ngoặc kép
- Kiến thức trọng tâm Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 4
- Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối
- Tiếng là gì
- Tính từ là gì ? Phân loại tính từ
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)