(Siêu ngắn) Soạn bài Về chính chúng ta - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Về chính chúng ta trang 100, 101, 102, 103 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Về chính chúng ta

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể của tự nhiên?

Trả lời:

Con người có trí tuệ và khao khát được chinh phục thiên nhiên nhưng thực tế, con người không phải chúa tể thiên nhiên. Trước sức mạnh của tự nhiên, con người nhỏ bé và ít khi chống đỡ được. Con người cần học cách yêu thương động vật và đối xử với chúng công bằng.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.

Tạo sự hấp dẫn, thu hút người đọc bằng loạt câu hỏi, khiến người đọc thấy được băn khoăn, thắc mắc về vấn đề về giá trị và vị trí của con người trong thế giới, vũ trụ. Từ đó dẫn dắt vào văn bản.

2. Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?

Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. 

3. Xác định hai từ khóa nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.

- các nút (con người) – mạng lưới (thế giới)

4. Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.

- Chúng ta từng tin rằng ..... Chúng ta từng nghĩ rằng.....Chúng ta có cùng..... Chúng ta giống như.....

5. Chú ý các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để chứng minh luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.”

- Lí lẽ:

+ Mọi vật không ngừng tương tác và trao đổi thông tin về nhau.

+ Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lý khác chỉ là mối liên quan mà giữa vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.

- Bằng chứng:

+ Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời.

+ Một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta.

+ Một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày.

+ Gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến.

+ Virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi;

+ DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta.

+ Và não tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi. 

6. Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn.

Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó. 

7. Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Hình ảnh ngôi nhà. Chúng ta đang sống giữa ngôi nhà của mình đó là tự nhiên.

(Siêu ngắn) Soạn bài Về chính chúng ta | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?

Trả lời:

- Quan điểm: giá trị con người trong thế giới tự nhiên.

- Luận điểm:

+ Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ.

+ Tri thức của con người đều phản ánh thế giới.

+ Giá trị đạo đức, cảm xúc, tình yêu của chúng ta mang tính hiện thực và là một phần của tự nhiên.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Trả lời:

Luận điểm chính

Lí lẽ

Bằng chứng

Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé của vũ trụ.

Chúng ta từng nghĩ mình là thứ tồn tại duy nhất,... rồi phát hiện ra mình là hậu duệ có cùng các tổ tiên với mọi sinh thể quanh ta”

Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.

“Chất liệu căn bản làm nên tu duy của chúng ta là tập hợp vô cùng phong phú của các thông tin được tích lũy, trao đổi và không ngừng được xây dựng kĩ lưỡng”

Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời, một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta.

Đạo đức, cảm xúc, tình yêu của chúng ta là một phần của tự nhiên.

"Thực tại của chúng ta là những giọt nước mắt và nụ cười,... Thực tại của chúng ta được làm nên từ xã hội của chúng ta, từ cảm xúc nhờ âm nhạc đem lại,... xây đắp."

=> Những thông tin khoa học khách quan, có kiểm chứng xác thực nên rất thuyết phục, đáng tin cậy.

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.

Trả lời:

 

Yếu tố miêu tả

Yếu tố biểu cảm

Biện pháp tu từ

Dẫn chứng

+ chúng ta là các nút trong một mạnh lưới những sự trao đổi

+ chúng ta không phải người quan sát đứng ngoài cuộc. Chúng ta nằm trong đó. Cái nhìn của chúng ta về nó là nhìn từ trong lòng nó.

+ Tôi không thể, dù chỉ tưởng tượng, làm sao có thể trả lời một câu hỏi như thế trong một vài trang giấy. 

+ Ai mà biết rằng còn tồn tại bao nhiêu những điều phức tạp phi thường gì khác,... một thiên hà bình thường nào đó lại có cái gì đó là đặc biệt và duy nhất.

+ Thật là quyến rũ đến mê hồn.

+ So sánh: “Chúng ta là các nút trong một mạng lưới những sự trao đổi. Chúng ta được làm ra từ cùng những nguyên tử,... trong thiên hà.”

+ Điệp cấu trúc: “Chúng ta từng tin rằng mình ở trên một hành tinh nằm tại trung tâm vũ trụ,... Chúng ta có cùng tổ tiên xa xôi với con bướm và cây thông.....”

+ Liệt kê: “một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời;... dễ tổn thương của cái mũi tôi;....”

Tác dụng

Giúp người đọc hình dung chính xác về vẻ đẹp kì diệu của thế giới.

Giúp bộc lộ tình yêu, sự ngưỡng mộ của tác giả với sự kì diệu của thực tại.

Giúp lời văn trở nên sống động, cụ thể, cung cấp đầy đủ các thông tin, người đọc dễ hình dung, liên hệ, từ đó làm tăng tính thuyết phục cho văn bản. 

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn của một nhà khoa học và triết học.

- Thái độ của tác giả: khách quan, đồng thời thể hiện sự suy tư, cắt nghĩa về bản chất của thực tại, về mối quan hệ giữa con người và thực tại. Từ đó, ông khẳng định sự nhỏ bé của con người trước sự mênh mông của thực tại, vũ trụ.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

Trả lời:

Tác giả khẳng định thế giới là mênh mông, vô tận; những gì chúng ta khám phá chỉ là hữu hạn, nhỏ bé. Nhưng vì con người có trí tưởng tượng phong phú và khao khát khám phá vũ trụ nên tri thức của chúng ta ngày càng tăng lên.

Câu 6 (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): "Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình". Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?

Trả lời:

Em đồng ý với nhận định của tác giả vì so với thiên nhiên, tự nhiên trên Trái Đất, con người trở nên ít ỏi, nhỏ bé vô cùng. Tự nhiên sinh ra loài người và các loài sinh vật khác. Tự nhiên cung cấp nguồn sống (nước, thức ăn, không khí,...) cho con người, bảo vệ con người trước những tác nhân của vũ trụ. Tự nhiên là chốn an toàn để con người phát triển. Ngược lại, con người cũng cần có trách nhiệm duy trì sự vốn có của tự nhiên.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 103 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến từ chi tiết trong văn bản.

- Nội dung:

+ Trình bày nhận thức của văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình.

+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo

Nhận định “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” của tác giả Các-lô Rô-ve-li để lại ấn tượng sâu sắc trong suy nghĩ của em, đó giống như lời nhắc nhở mỗi chúng ta về cách sống và tầm quan trọng của tự nhiên với mỗi cá nhân. Con người hay bất kì loài sinh vật khác đều được sinh ra bởi tự nhiên. Tự nhiên là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta và góp phần tạo nên định nghĩa “thế giới”. Đó là trời, đất, nước, cây cối, núi sông, động thực vật,... Tự nhiên cung cấp cho chúng ta nguồn sống và nơi ở để con người tồn tại. Tự nhiên bảo vệ con người trước những thảm họa khôn lường của vũ trụ. Vì vậy tự nhiên giống như ngôi nhà, là nơi trở về an toàn, bảo bọc chúng ta đến suốt cuộc đời.

B/ Học tốt bài Về chính chúng ta

1/ Nội dung chính Về chính chúng ta

Văn bản Về chính chúng ta đã giải thích giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, qua đó khẳng định rằng con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.

2/ Bố cục văn bản Về chính chúng ta

- Gồm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “được xây dựng kĩ lưỡng”: Mối quan hệ giữa con người và thế giới.

+ Phần 2: Còn lại: Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

3/ Tóm tắt văn bản Về chính chúng ta

Văn bản “Về chính chúng ta” của Các-lô Rô-ve-li đã lí giải giá trị của con người, xác định mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, từ đó khẳng định: con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Về chính chúng ta

- Nội dung:

+ Trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên.

+ Khẳng định con người là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên, con người cũng là tự nhiên và là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng tận của nó.

- Nghệ thuật:

+ Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

+ Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác