(Siêu ngắn) Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 33 Tập 2 - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33 Tập 2 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.

Trả lời:

- Cách lập luận chặt chẽ, kết hợp hệ thống lí lẽ, dẫn chứng logic, thuyết phục.

- Giọng điệu hào sảng, khách quan, thuyết phục.

- Nội dung mang ý nghĩa lớn lao, trọng đại.

- Quan điểm, tình cảm chân thành người viết gửi gắm.

- Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm hợp lí.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Các văn bản đọc (Tác gia Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo, Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn) đã giúp bạn có thêm hiểu biết gì về đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học, văn hóa dân tộc?

Trả lời:

- Văn chính luận: Nhà văn chính luận xuất sắc, đưa thể văn nghị luận ở giai đoạn này đạt đến độ hoàn thiện.

- Thể phú: Đạt được những thành công lớn.

- Thi ca: một nhà thơ trữ tình sâu sắc; người sáng tạo ra thể thơ riêng của dân tộc - thất ngôn xen lục ngôn.

- Lĩnh vực lịch sử: cuốn Lam Sơn thực lục.

- Lĩnh vực địa lí: cuốn Dư địa chí.

- Lĩnh vực quân sự, chính trị: tập “Quân Trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô sách”. 

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Tìm đọc một số tác phẩm của Nguyễn Trãi thuộc các mảng sáng tác khác nhau: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm. Chỉ ra đặc điểm cơ bản về thể loại của một tác phẩm tự chọn.

Trả lời:

- Bài thơ chữ Nôm: Ngôn chí bài 13 (Tà dương)

Tà dương bóng ngả thuở hồng lâu,

Thế giới đông nên ngọc một bầu.

Tuyết sóc treo cây điểm phấn,

Quỹ đông dãi nguyệt in câu.

Khói chìm thuỷ quốc, quyên phẳng,

Nhạn triện hư không, gió thâu.

Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ,

Trời ban tối ước về đâu

- Thể loại: Thơ đường luật biến thể.

- Đặc điểm cơ bản: Gồm các câu thơ 6 chữ và 7 chữ đan xen nhau gây ấn tượng mạnh, nhằm biểu đạt nội dung bài thơ theo dụng ý của tác giả.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Học thuộc lòng một số đoạn trong bản dịch Bình Ngô đại cáo và các bài thơ của Nguyễn Trãi có trong bài học này (Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn).

Trả lời:

Học sinh tự chọn một tác phẩm tiêu biểu để học thuộc.

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Hãy chọn viết về một đề tài xã hội mà bạn quan tâm. Dựa vào bài viết này để lập dàn ý cho bài thuyết trình và tập thuyết trình trên cơ sở dàn ý đó.

Trả lời:

a. Đề tài xã hội: Ảnh hưởng của ngôn ngữ “chat” của giới trẻ hiện nay tới sự trong sáng của tiếng Việt.

Cùng với sự phát triển của đất nước về mọi mặt thì văn hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự tác động từ bên ngoài trong đó có thể nói đến chính là ngôn ngữ, là tiếng mẹ đẻ. Trong những ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt có lẽ là thứ ngôn ngữ phong phú nhất, trong sáng nhất. Tuy nhiên hiện nay vẻ trong sáng ấy của Tiếng Việt đang dần bị đánh mất đi từng ngày. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và mạng internet, ngôn ngữ “chat” cũng ra đời trong giao tiếp của giới trẻ. Ngôn ngữ này ngày càng phát triển và có những tác động lớn đến tiếng Việt.

Chúng ta cần hiểu ngôn ngữ “chat” là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet và điện thoại di động ngày càng tăng. Đây là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã hội. Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ “chat” cũng gây ra nhiều cuộc tranh cãi ngay từ lúc ra đời. Đây là điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được. Ngôn ngữ “chat” để lại nhiều tranh cãi về việc có những tích cực và tiêu cực mà ngôn ngữ này mang lại đối với Tiếng Việt truyền thống và xã hội.

Như chúng ta biết trong vòng 10 năm trở lại đây, nước ta có những bước tiến vượt bậc về kinh tế. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Giới trẻ luôn có sự bắt nhịp nhanh chóng với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi lớn.

Cùng với sự biến đổi trong ngôn ngữ của giới trẻ do sử dụng ngôn ngữ có sự lai căng, sử dụng tiếng lóng, được cấu thành không dựa trên một quy tắc hay chuẩn mực nào. Tất cả được tạo ra một cách ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được các bạn trẻ sử dụng phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay như: Zalo, Facebook, messenger,… nó dần hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giới trẻ hiện nay. Điều này làm cho Tiếng Việt đang bị lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn bản sắc dân tộc Việt. Hiện nay chỉ cần lướt qua một vài trang mạng là chúng ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này. Trước hết đây là sự đơn giản hóa ngôn ngữ giao tiếp: “Yêu” viết thành “iu”, “biết” viết thành “bit”,… Hay những kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cug”,… Cũng có những kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “không biết” viết thành “hong bik” hay “hok bik”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”,… Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “cùi mía”,“ bó tay.com”,… và còn có những câu thành ngữ tối nghĩa chẳng hạn như: “láo như con cáo”, “chán như con gián”, “buồn như con chuồn chuồn”,… Có rất rất nhiều kiểu cách, chơi chữ một cách ngắn gọn được giới trẻ sáng tạo và sử dụng rất phổ biến thông qua các đoạn chat của họ với nhau. Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ chat đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ.  

Trước hết, không thể phủ nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ nước ngoài cũng có tác dụng nhất định nhưng việc sử dụng một cách tùy tiện, bừa bãi như hiện nay đang để lại những hậu quả cho xã hội và cho chính bản thân họ. Đầu tiên chúng ta phải nói đến loại ngôn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời có tác động sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng. Thay vào đó là thứ ngôn ngữ lai căng, cầu thả, tối nghĩa, dung tục lại được phổ biến. Điều này rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc. Gây nguy hại đến văn hóa ứng xử của con người trong giai đoạn hiện nay.

Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Không những thế nó còn là nguyên nhân gây nên lối sống buông thả, không tôn trọng pháp luật. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Từ đó dẫn đến cách hành vi phạm tội trong giới trẻ. 

Người xưa có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, qua câu nói muốn nhắn nhủ chúng ta dù có giao tiếp với bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh, môi trường nào dù ngoài thực tế hay qua chat với nhau trên mạng xã hội thì chúng ta cũng cần phải biết lựa lời mà nói để không làm mất lòng, hay gây xích mích với ai. Khi nói hay viết thì nên nói những lời hay ý đẹp, nói cho tròn câu, đầy đủ ký tự theo đúng với những gì đã được bố mẹ, thầy cô dạy bảo. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai.

Hiện nay, nhiều gia đình còn chưa quan tâm, dạy bảo, định hướng đúng đắn cho con em mình ngay từ đầu để bản thân họ có được những nhận định đúng đắn, không học theo phong trào ngôn ngữ teen của giới trẻ hiện nay. Các gia đình còn đang buông lỏng cho con mình được tự do, tự tại làm theo ý mình. Không có sự nhắc nhở, chỉnh đốn đối với những hành vi sử dụng tiếng lóng, ngôn ngữ không phù hợp, không đúng với ngôn ngữ của tiếng Việt mà thay vào đó là thứ ngôn ngữ rắc rối, phức tạp của giới trẻ.

Nhà trường và xã hội chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn, giảm thiểu việc các bạn trẻ sử dụng loại ngôn ngữ này trong giao tiếp với bạn bè hay mọi người xung quanh, chưa có biện pháp cụ thể mang tính răn đe đối với các bạn học sinh.

Để cải thiện hiện trạng, các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không xuề xòa, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trang bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn. Đấu tranh với những xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.

Ngôn ngữ viết và nói của dân tộc ta là kết quả của nhiều cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, trải qua bao lần đổi mới để được như ngày hôm nay. Ngôn ngữ của chúng ta là một ngôn ngữ riêng, đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy chúng ta phải biết quý trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt trước sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.

b. Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề và nêu cảm nhận về ngôn ngữ chat của giới trẻ.

2. Thân bài:

2.1. Khái niệm về ngôn ngữ chat

- Là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng xã hội.

- Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng xã hội đang bùng nổ.

2.2. Thực trạng việc sử dụng ngôn ngữ chat của giới trẻ

- Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, ngoại ngữ, ngôn ngữ thời @ để giao tiếp.

- Trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

- Những hiện tượng biến đổi ngôn ngữ Tiếng Việt như: gọi đơn vị tiền tệ bằng “k”, chê người khác là “cùi bắp”, hoặc nhại âm, cắt âm…có biểu hiện lệch chuẩn.

- Ngôn ngữ “Chat” có nhiều kiểu viết tối nghĩa, hoặc biến âm, hoặc biến nghĩa cẩu thả.

2.3. Hậu quả của ngôn ngữ chat

- Ảnh hướng đến sự trong sáng của tiếng Việt

- Là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa nhân cách.

- Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác.

- Mất giá trị văn hóa của tiếng Việt, mất bản sắc văn hóa ngôn ngữ nước nhà.

2.4. Nguyên nhân

- Sự bùng nổ của công nghệ thông tin.

- Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo, mạng xã hội,...

- Sự ra đời của mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo.

- Sự giảm sút về tình yêu đối với Tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay.

- Gia đình chưa sát sao, quan tâm.

- Nhà trường chưa có biện pháp răn đe, xử lí nghiêm, chưa nâng cao nhận thức cho học sinh.

2.5. Giải pháp

- Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho con em mình.

- Nhà trường chú ý đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh.

- Các cơ quan chức năng, truyền thông cần chặt chẽ trong khâu kiểm duyệt.

- Học sinh tự ý thức.

3. Kết bài:

- Khẳng định chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác