(Siêu ngắn) Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 10 trang 68 Tập 2 - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Củng cố, mở rộng trang 68, 69 Tập 2 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Căn cứ vào ba văn bản đã đọc, lập bảng tổng hợp hoặc vẽ sơ đồ theo gợi ý sau:

Nội dung

Tác phẩm

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng

hoàng lan

Một chuyện đùa

nho nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

 

 

 

Nhân vật chính

 

 

 

Điểm nhìn

 

 

 

Chủ đề

 

 

 

Trả lời:

Nội dung

Tác phẩm

Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Dưới bóng

hoàng lan

Một chuyện đùa

nho nhỏ

Ngôi của người kể chuyện

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ ba

Ngôi thứ nhất

Nhân vật chính

Giăng Van-giăng

Gia-ve, Phăng-tin

Thanh, bà, Nga

Nhân vật “tôi”, Na-đi-a

Điểm nhìn

Điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật

Dưới góc nhìn của nhân vật Thanh

Nhân vật “tôi”

Chủ đề

Sức mạnh của công lý, tình thương có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền.

Tình yêu quê hương, gia đình và tình cảm đôi lứa trong sáng, bình dị.

Sự thấu hiểu và đồng cảm của con người.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Từ các văn bản đã học trong bài, lập bảng tổng hợp về đặc điểm của các ngôi kể theo gợi ý sau:

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

 

 

Chức năng của lời kể

 

 

Khả năng bao quát của điểm nhìn

 

 

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

 

 

Khả năng tác động đến người đọc

 

 

Trả lời:

Nội dung

Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ngôi thứ ba

Dấu hiệu để nhận biết

Người kể xưng “tôi”

Người kể giấu mình, gọi tên các nhân vật

Chức năng của lời kể

Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của người kể

Đánh giá khách quan sự việc

Khả năng bao quát của điểm nhìn

Khả năng bao quát xoay quanh nhân vật “tôi”

Khả năng bao quát rộng, toàn bộ câu chuyện

Quan hệ với các nhân vật trong truyện

Là người trực tiếp chứng kiến, có mối quan hệ mật thiết, có tác động đến các nhân vật trong truyện

Không thân thiết, gần gũi, là người ngoài cuộc

Khả năng tác động đến người đọc

Tạo độ tin cậy cho người đọc, khả năng tác động cao

Mang lại tính khách quan cho người đọc

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nêu những dấu hiệu có thể giúp ta nhận biết lời nhân vật trong tác phẩm truyện. Lời nhân vật trong truyện thường tồn tại ở những dạng nào?

Trả lời:

- Dấu hiệu nhận biết lời nhân vật: Những gạch đầu dòng đầu tiên ở mỗi câu nói; hoặc đặt trong dấu ngoặc kép trích dẫn y nguyên.

- Lời nhân vật tồn tại dưới hai dạng: lời thoại trực tiếp và lời thoại gián tiếp.

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Cho đề bài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

a. Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.

b. Viết đoạn văn mở bài và một đoạn văn thuộc phần thân bài.

Trả lời:

a. Dàn ý:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam, truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, nhân vật Thanh và chủ đề truyện.

* Thân bài:

- Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: không gian, thời gian, ngoại hình, tính cách nhân vật.

- Tâm trạng nhân vật Thanh theo trình tự thời gian: khi trở về nhà, nói chuyện với bà, nói chuyện với Nga, trong buổi sáng hôm sau.

- Nêu vai trò của nhân vật Thanh trong việc thể hiện chủ đề truyện.

- Ý nghĩa chủ đề truyện thông qua nhân vật Thanh: câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị và tinh tế về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của nhân vật đối với việc làm nổi bật chủ đề.

b.

Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. Tác phẩm là truyện ngắn có cốt truyện nhẹ nhàng. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Truyện ngắn còn là một khung cảnh đơn sơ, giản dị nhưng đầy chất thơ, thấm đượm hương vị của tình người. Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Do đó, với chàng thanh niên ấy mà nói, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Trên cơ sở dàn ý bài viết đã lập ở câu 4, hãy chuẩn bị dàn ý cho bài nói và tập luyện cách trình bày.

Trả lời:

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam, truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, nhân vật Thanh và chủ đề truyện.

* Thân bài:

- Giới thiệu về nhân vật và hoàn cảnh nhân vật xuất hiện: không gian, thời gian, ngoại hình, tính cách nhân vật.

- Tâm trạng nhân vật Thanh theo trình tự thời gian: khi trở về nhà, nói chuyện với bà, nói chuyện với Nga, trong buổi sáng hôm sau.

- Nêu vai trò của nhân vật Thanh trong việc thể hiện chủ đề truyện.

- Ý nghĩa chủ đề truyện thông qua nhân vật Thanh: câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị và tinh tế về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương.

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của nhân vật đối với việc làm nổi bật chủ đề.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Tìm đọc thêm một số tác phẩm truyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất, khái quát ngắn gọn chủ đề của tác phẩm đã đọc.

Trả lời:

- Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được kể ở ngôi thứ nhất, đặt điểm nhìn vào nhân vật người anh.

- Chủ đề: Ca ngợi tấm lòng nhân hậu của bé Kiều Phương, sự thức tỉnh của người anh để hoàn thành nhân cách của mình. Ca ngợi tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm anh em.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác