(Siêu ngắn) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 27, 28, 29, 30 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

* Yêu cầu

(Siêu ngắn) Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội | Kết nối tri thức

* Phân tích bài viết tham khảo:

Sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Nêu quan điểm của người viết về vấn đề.

- Triển khai vấn đề thành các luận điểm.

- Kết hợp các yếu tố nghị luận, biểu cảm…

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận.

Gợi ý trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nhận xét về cách đặt nhan đề bài viết.

Trả lời:

Nhan đề ngắn gọn trực tiếp nêu lên vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm: Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?

Trả lời:

- Khái niệm sống đơn giản.

- Quan niệm về cách sống đơn giản trong cuộc sống hiện tại.

- Ý nghĩa của việc sống đơn giản.

- Đề xuất giải pháp sống đơn giản.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản.

Trả lời:

- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, logic.

- Đưa ra quan điểm cá nhân để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm để tăng sức biểu đạt cho văn bản.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

Lựa chọn vấn đề mang tính thời sự hoặc vấn đề bản thân có hứng thú và đã có quá trình suy ngẫm lâu dài.

Đề tài lựa chọn: Tinh thần trách nhiệm đối với mỗi người trong cuộc sống.

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

- Vấn đề: Tinh thần trách nhiệm đối với mỗi người trong cuộc sống

+ Lí do lựa chọn vấn đề: Đây là vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay.

+ Ý nghĩa với cá nhân và cộng đồng: quyết định tiếng nói và độ tin cậy của cá nhân; quyết định năng suất, hiệu quả của tập thể; góp phần quyết định sự phát triển của cộng đồng.

- Quan điểm về vấn đề:

+ Xã hội hiện nay rất cần những con người sống có trách nhiệm với tập thể, cộng đồng.

+ Cần rèn luyện tinh thần trách nhiệm của mỗi người từ khi còn nhỏ để xã hội phát triển lành mạnh hơn.

b. Lập dàn ý

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm

- Nêu quan điểm cá nhân về tinh thần trách nhiệm.

II. Thân bài:

1. Thế nào là tinh thần trách nhiệm?

- Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận

- Là giữ lời hứa

- Chịu trách nhiệm với những gi mình làm.

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh.

- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho.

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh.

3. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

- Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ về tinh thần trách nhiệm.

3. Viết

Bài viết tham khảo

"Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải tồn tại" (Jack London). Thật vậy, sứ mệnh chân chính của con người là sống, cống hiến hết mình cho xã hội chứ không phải là tồn tại vô ích qua ngày. Trong cuộc sống, nếu chúng ta muốn có được lòng tin của mọi người thì cần phải thực hiện được ý thức trách nhiệm của bản thân. Bởi, nếu bạn có ý thức trách nhiệm trong mọi việc của mình thì bạn sẽ được mọi người tin tưởng và quý trọng.

Vậy "ý chí trách nhiệm trong công việc" là gì? "Ý thức trách nhiệm trong công việc" đó là tinh thần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cho. Sống có trách nhiệm là lối sống làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và chính bản thân mình; là bạn dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, là mần non của đất nước, tinh thần trách nhiệm đối với mọi công việc là điều chúng ta cần thực hiện. Như vậy, "ý thức trách nhiệm với công việc" là cách sống mà chúng ta cần ý thức và tự giác để có thể thực hiện được việc mình cần phải làm trong xã hội.

Vậy theo bạn, sống có trách nhiệm trong công việc được thể hiện qua những việc làm nào của bản thân? Tại sao chúng ta cần có tinh thần trách nhiệm trong công việc? Chúng ta là những hạt mầm được gieo ở dải đất tươi đẹp hình chữ S. Chúng ta cần cống hiến hết mình cho đất nước. Tinh thần trách nhiệm sẽ là một giá trị tốt đẹp cho chúng ta trong việc phát triển Tổ Quốc. Là lớp học sinh, chúng ta cần tích cực học tập, lao động, rèn luyện để mai sau sẽ dựng xây đất nước. Đối với học tập, chúng ta cần hăng say xây dựng bài, có được những phát triển đúng mực về kiến thức. Cần ý thức trách nhiệm được việc học tập của mình. Sẵn sàng tự học hỏi thêm, tìm tòi, khám phá thêm về tài liệu, sách vở để có thể xây dựng được cho mình một lượng kiến thức to lớn. Chúng ta cần tích lũy cho mình được kinh nghiệm, trí tuệ cho một tương lai tươi sáng phía trước. Đối với việc đến trường học tập, chúng ta cần thực hiện đúng nội quy nhà trường, nội quy lớp học. Cần tạo cho mình một ý thức, trách nhiệm đúng đắn với bản thân. Cần thực hiện tốt những việc bản thân đề ra. Đến lớp cần hòa đồng, giúp đỡ, sẻ chia vui buồn cùng bạn bè. Sẵn sàng tiếp thu mọi điều tốt đẹp từ bạn bè, thầy cô. Vào giờ học cần học tập tốt, tiếp thu kiến thức, làm bài tập được giao. Là một người con, người cháu, người em, chúng ta cần biết phải vâng lời cha mẹ, ông bà, anh chị. Sẵn sàng giúp đỡ công việc cho cha mẹ, phụng dưỡng ông bà thật tốt, nghe lời anh chị. Đó chính là bạn đang thực hiện tốt ý thức trách nhiệm.

Trong cuộc sống của chúng ta, ý thức trách nhiệm với công việc sẽ giúp bạn được mọi người kính trọng, yêu quý, tin tưởng. Đặc biệt, nếu chúng ta có tinh thần trách nhiệm, chúng ta sẽ có thể làm được nhiều việc cho bản thân và xã hội. Chúng ta sẽ sẵn sàng làm việc, sẵn sàng xây dựng ý kiến của bản thân. Giúp bạn có được niềm tin với bản thân, và có thể làm mọi việc. Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống. Những thói quen hằng ngày mà chúng ta dường như lãng quên đi vì nó quá quen thuộc với mình. Giả sử, việc bạn đúng hẹn cũng chính là bạn đang có ý thức trách nhiệm với công việc và với chính uy tín của mình. Hay đó là việc bạn ý thức sẵn sàng cúi xuống nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định. Là việc bạn sẵn sàng giúp đỡ những người khiếm khuyết, những người gặp khó khăn. Hay chính người xung quanh bạn, hãy sẵn sàng giúp đỡ họ. Đối với chính bạn, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm nhiệm với chính mình. Từ việc đúng giờ hẹn, có ý thức với người khác, quay lại chúng ta cũng cần ý thức với chính bản thân mình. Chúng ta cần ý thức về việc mình đang làm, về vấn đến mình đang suy nghĩ, về những nỗi buồn thất thường, hay những cáu bẩn vô lý của bản thân. Để chúng ta ngày một ý thức chín chắn, ngày một hoàn thiện trách nhiệm của bản thân mình. Xã hội ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần phải có cho mình được ý thức trách nhiệm với mọi công việc và với chính mình. Để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh.

Trong cuộc sống quanh ta, không thiếu những người sẵn sàng ý thức trách nhiệm với bản thân công việc của mình và với người khác. Đó là những người tích cực tham gia vào "Giờ Trái Đất", là những người sẵn sàng tham gia vào ngày hội "Dòng máu yêu thương". Là những người tích cực lao động, dọn dẹp đất nước sạch sẽ, những người ý thức cần phải xây dựng đất nước giàu mạnh. Ra xa hơn, chúng ta sẽ bắt gặp một người cách chúng ta nửa vòng Trái Đất. Đó là anh Nick Vujicic – một người tràn đầy nghị lực và ý thức, trách nhiệm với bản thân. Anh được mọi người biết đến là một người không tay, không chân. Nhưng lại trở thành Nhà diễn thuyết được cả thế giới biết đến với những diễn thuyết đầy ý thức, nỗ lực và trách nhiệm với bản thân mình.

Để những người nghe thấy điều ấy đều nhận ra giá trị sống của bản thân. Như vậy, ý thức trách nhiệm với công việc, với chính bản thân mình sẽ giúp cho mọi người có thể làm được nhiều điều tốt đẹp cho người khác, cho xã hội và cho chính mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những người sẵn sàng ý thức, trách nhiệm, vẫn có những kẻ ỷ lại vào người khác. Những kẻ ỷ lại vào gia thế to lớn của gia đình, không chịu tự thân mình vận động, luôn dựa dẫm, chờ sự giúp đỡ của người khác. Không tự chịu trách nhiệm với bản thân mình. Hay những bạn học sinh, đến trường chỉ trông chờ sự giúp đỡ từ người khác, không chịu học tập tốt. Những người như vậy, đáng bị xã hội lên án, phê phán vì những thói xấu của bản thân. Và những lớp học sinh đi sau chúng ta cần có những rèn luyện tốt, để sau này xây dựng đất nước. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần học tập, lao động, ý thức trách nhiệm với bản thân và ý thức sẵn lòng giúp đỡ người khác để cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn. Hãy ý thức trách nhiệm nhiệm tốt với mình, để thế giới ngày một tươi đẹp.

"Con người sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh, họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất và in dấu lại trong tim của người khác" (Xukhomlinxki). Thật vậy, bạn sinh ra là một bản gốc, đừng chết là một bản sao. Chúng ta cần phải rèn luyện, ý thức cho bản thân thật tốt. Hãy để tinh thần trách nhiệm luôn là thế mạnh và là mục tiêu phấn đấu của mỗi con người trong cuộc sống của chính chúng ta.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để phát hiện các nội dung cần bổ sung, các lỗi cần chỉnh sửa nhằm hoàn thiện bài viết.

- Vấn đề cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rành mạch, thể hiện rõ quan điểm cá nhân của người viết.

- Các luận điểm đã được sắp xếp hợp lí, các lí lẽ bằng chứng đã được sử dụng một cách hiệu quả.

- Văn phong, giọng điệu được lựa chọn phù hợp với mục đích viết và đối tượng cần thuyết phục.

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt câu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác