(Siêu ngắn) Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ trang 118, 119, 120 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

* Yêu cầu

(Siêu ngắn) Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ | Kết nối tri thức

1. Chuẩn bị thảo luận

a. Chuẩn bị nói

* Lựa chọn đề tài: Tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng

* Tìm ý và sắn xếp ý

a. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần thuyết trình: Tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.

b. Thân bài:

* Thế nào là tinh thần trách nhiệm:

- Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận

- Giữ lời hứa

- Chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm.

* Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm.

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thật tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,...

- Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, người xung quanh.

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh.

* Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao.

- Được mọi người xung quanh yêu mến, tin tưởng.

- Nhận thấy giá trị của bản thân.

- Thành công trong công việc và cuộc sống.

c. Kết bài

- Khái quát vấn đề

- Liên hệ bản thân.

b. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu trước về đề tài thuyết trình.

- Tìm kiếm các tư liệu về vấn đề xã hội đó, đồng thời phác thảo sơ lược những kiến giải của mình để trao đổi với người nói.

2. Thực hành nói và nghe

Người nói

Người nghe

Trình bày bài nói theo hướng sau:

- Mở đầu: nêu vấn đề xã hội và lí do lựa chọn

- Triển khai: trình bày các luận điểm trong bài thuyết trình theo trình tự đã chuẩn bị, kết hợp hài hòa với việc trình chiếu PowerPoint (nếu có) và các phương tiện phi ngôn ngữ khác.

Kết luận: khái quát lại những luận điểm chính, gợi ra hướng suy nghĩ tiếp về vấn đề; bày tỏ mong muốn nhận được sự trao đổi từ người nghe.

Chú ý:

- Người nói cần chú ý đến sự kết hợp giữa các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Sử dụng ngữ điệu (lên giọng, ngừng, nghỉ....) và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ....) một cách linh hoạt.

- Theo dõi phần trình bày mà người nói thể hiện bằng ngôn ngữ và bằng các phương tiện phi ngôn ngữ.

- Nghe trên tinh thần cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận quan điểm của người nói và chuẩn bị thể hiện quan điểm của mình ở hoạt động trao đổi. 

Bài nói tham khảo

Chào các bạn. Trong buổi thảo luận này, tôi sẽ đề cập đến một vấn đề xã hội trong cuộc sống và rất gần gũi với chúng ta. Đó và vấn đề Tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.

Cuộc sống càng hiện đại và phát triển thì đi cùng nó cũng là sự bận bịu lo toan cho cuộc sống khiến con người ta mệt mỏi, và một lúc nào đó tự đánh mất sự nghiêm khắc với chính bản thân, nhiều người trở nên vô trách nhiệm với chính việc mình đã làm. Ở một khía cạnh khác, công nghệ dần thống trị cuộc sống, để rồi ta tự tách mình ra khỏi cộng đồng chung, ta trở nên ích kỉ hơn, vô trách nhiệm hơn. Nếu mỗi cá nhân cứ tiếp diễn như vậy, có lẽ chỉ một khoảnh khắc thôi nó sẽ bám rễ trong cuộc sống của ta, của cả thế hệ sau nữa. Vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không thay đổi, để sống có tinh thần trách nhiệm, không phải vì xã hội mà là vì chính bản thân bạn đã.

Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này trước tiên chúng ta phải biết và hiểu về thế nào là trách nhiệm, thế nào là tinh thần trách nhiệm?

(Siêu ngắn) Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ | Kết nối tri thức

Câu trả lời không hề khó khăn như bạn nghĩ, nó đơn giản vô cùng, trách nhiệm là nhiệm vụ, nghĩa vụ mà ta phải hoàn thành khi được người khác giao cho, người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn sẵn sàng dốc hết sức lực và nhiệt huyết để hoàn thành công việc, dù có khó khăn đến mấy nhưng họ vẫn cố gắng hoàn thành. Kể cả khi họ phạm lỗi, họ cũng dám đứng ra sửa sai và nhận lỗi lầm đó về mình.

Nếu bạn là một người học sinh, bạn cần có tinh thần trách nhiệm không? Tất nhiên ai cũng cần phải có đức tính này và học sinh cũng không ngoại lệ. Học tập là một quá trình khó khăn và đầy thử thách, nếu mỗi chúng ta không tự có trách nhiệm với bản thân mình thì sẽ không thể đạt được kết quả tốt trong học tập. Cùng là học sinh, cùng nhận thức chung một nền giáo dục nhưng tại sao lại có những em học sinh giỏi và những em học sinh cá biệt yếu kém. Câu trả lời là những em học sinh giỏi đã sớm rèn luyện cho mình phải có tinh thần trách nhiệm trong việc học tập của bản thân. Việc cố gắng học tập, tìm tòi các phương pháp mới sẽ khiến việc học trở lên lý thú hơn. Không phải học nhồi nhét là tốt, mà học phải đi đôi với hành, vận dụng những kiến thức được học vào đời sống để làm cuộc sống ý nghĩa hơn mới gọi là học. Nhưng nhiều em học sinh vẫn còn lười biếng, ngại khó không dám học, hoặc học vẹt, học tủ một cách qua loa. Việc vô trách nhiệm trong học tập đó đã khiến một số bạn ngày càng bỏ bê việc học, làm kết quả học tập dần thụt lùi, thua kém bạn bè.

Không chỉ trong học tập, học sinh chỉ cần những hành động nhỏ như không đi học muộn, chấp hành luật an toàn giao thông, không xả rác, không hút thuốc, uống rượu, giữ gìn vệ sinh chung... cũng là đóng góp cho xã hội, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Trái ngược với những người có tinh thần trách nhiệm, chúng ta cũng có thể bắt gặp sự vô trách nhiệm ở bất kì ai, bất cứ đâu và trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nhà nước và các tổ chức vẫn thường hay tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta, thế nhưng tại sao môi trường vẫn không được cải thiện, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng. Câu trả lời là vì cái lợi trước mắt, với một số người thì họ chỉ vứt vài mẩu rác bừa bãi; hay công ty, xí nghiệp thì cho rằng đổ nước thải chưa qua xử lý ra các con sông rộng lớn vừa nhanh lại không tốn chi phí tái chế, và sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Thế nhưng một người, hai người rồi mọi người đều làm như thế, cả một cộng đồng thiếu ý thức trách nhiệm thì chỉ khiến cho vấn đề trở ô nhiễm trở nên nghiêm trọng và rất khó để cứu vãn được.

Vậy để sống có tinh thần trách nhiệm thì ta phải làm gì? Trước tiên mỗi chúng ta hãy học cách sống có trách nhiệm trước đã. Sống có trách nhiệm với bản thân mình rồi mới sống có trách nhiệm với người xung quanh. Có trách nhiệm với bản thân chính là việc bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình sao cho tốt, không để những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội cám dỗ bạn, không trở thành một học sinh có lối sống lệch lạc về tư tưởng và đạo đức. Bạn hãy đặt ra yêu cầu với chính bản thân từ những việc nhỏ nhất diễn ra hàng ngày như dậy đúng giờ đi học, giúp đỡ cha mẹ việc nhà, ôn lại bài cũ, chấp hành đúng nội quy của nhà trường, của lớp ….đó chính là một cách đơn giản để thể hiện bạn là một người có tinh thần trách nhiệm.

Là một học sinh, em cũng nhận ra trách nhiệm của mình không chỉ có mỗi việc học mà còn phải giúp đỡ bố mẹ việc nhà, trở thành một người con ngoan trò giỏi, góp phần xây dựng đất nước phồn thịnh hơn. Em sẽ cố gắng trở thành một người có tinh thần trách nhiệm, có ích cho xã hội.

3. Đánh giá

- Việc tự đánh giá và đánh giá về bài thuyết trình cần được thực hiện dựa theo các nội dung trong bảng sau:

(Siêu ngắn) Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ | Kết nối tri thức

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác