(Siêu ngắn) Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ trang 53, 54, 55, 56, 57, 58 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
A/ Hướng dẫn soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè.
Trả lời:
Khi em bước vào lớp 4, bố em đã dán nhãn vở và ghi tên em như thói quen của các năm học trước. Nhưng vì sợ các bạn trêu chọc, em đã giận dỗi bố và đòi mua nhãn vở khác dán chồng lên. Bố em đã rất buồn, ánh mắt của bố ngày hôm ấy khiến em không bao giờ quên được. Khi lớn hơn, em càng hối hận vì hành vi của mình trước sự quan tâm, yêu thương của bố.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”?
- Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”
- Người kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”
2. Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.
- Người kể chuyện đồng cảm và viết lên nội tâm Na-đi-a với nỗi sợ độ cao và sợ trượt tuyết.
3. Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.
- Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!
4. Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.
Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì trong thâm tâm, nàng mong đó là lời tỏ tình của “tôi”.
5. Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.
Người kể chuyện đoán rằng Na-đi-a sợ hãi độ cao, sợ phải trượt xe một mình, nhưng Na-đi-a vẫn “xăm xăm đi, đầu không ngoảnh lại”.
6. Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.
- Hàng rào là biểu tượng báo hiệu cho sự ngăn cách, chia xa giữa 2 nhân vật.
- Hành động “ghé nhìn qua khe hở” thể hiện mong muốn, nỗ lực xé bỏ ngăn cách, vượt qua bức màn chắn đó.
7. Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.
“Bây giờ”, nhân vật “tôi” nhẹ nhõm, kể lại câu chuyện với thái độ thanh thản, ẩn giấu chút hoài niệm, nhung nhớ và trân trọng một kỉ niệm đẹp.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?
Trả lời:
- Được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.
- Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.
Trả lời:
- Có thể xác định truyện ngắn gồm 4 phần:
+ Đoạn 1 (từ đầu ... đã nói những lời ấy): Lời yêu thương chân thành bột phát của nhân vật “tôi” bất giác trở thành một chuyện đùa, song lại nhen lên trong lòng Na-đi-a khát vọng hạnh phúc cùng những băn khoăn
+ Đoạn 2 (tiếp ... không còn khả năng hiểu nữa): Na-đi-a say sưa với khát vọng yêu thương, quyết tâm tìm ra nỗi sợ, truy tìm sự thật một mình
+ Đoạn 3 (tiếp ... thu xếp đồ đạc): cảnh chia tay lúc xuân sang, khoảnh khắc giao cảm một lần nữa bùng lên rồi vụt tắt
+ Đoạn 4: (còn lại): những suy tư, tiếc nuối, trăn trở nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm
Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.
Trả lời:
- Tình cảm của “tôi” dành cho Na-đi-a chỉ dừng lại ở mức cảm mến và muốn nảy sinh ý “đùa” bởi “tôi” không đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a, cũng không có ý định thừa nhận là người nói câu “Anh yêu em, Na-đi-a”.
Câu 4 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?
Trả lời:
- Những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi”:
+ Lần thứ hai, nhân vật bắt đầu tính toán (“đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói”), thể hiện “giọng nói thờ ơ, lãnh đạm”.
+ Lần thứ ba, anh ta cẩn thận “lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ hắng lên mấy tiếng”.
+ Đưa ra những phỏng đoán sai, cho rằng với Na-đi-a, những lời tỏ tình ấy do ai nói cũng như nhau.
+ Lẫn trong đám đông quan sát Na-đi-a bước lên xe tuyết một mình.
=> Vì không nhận thức được sự hệ trọng của lời yêu thương, không đủ dũng khí thú nhận và biến tình yêu của cả hai thành “chuyện đùa”, nhân vật “tôi” đã bỏ lỡ cơ hội đón nhận hạnh phúc. Do đó, nhân vật “tôi” vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân, chịu mất mát cho chuyện đùa của mình. Chi tiết nỗi buồn mơ hồ lúc xuân sang, khát vọng nói lời yêu lần nữa và sự nuối tiếc sau này đã minh chứng cho điều đó.
Câu 5 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?
Trả lời:
- Câu nói “Na-đi-a” có ý nghĩa quan trọng vì đó là câu nói mang đến hạnh phúc với mỗi cô gái, và nó cũng đến trong khoảng khắc cô sợ hãi nhất. Câu nói khiến cô băn khoăn về tình cảm và lời yêu thương có thật sự có thật hay chỉ là tiếng lòng của chính cô.
- Cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” vì muốn xác nhận rằng đó là lời “anh ấy nói” hay chỉ là lời của gió - tiếng lòng khao khát hạnh phúc của chính cô. Cô muốn tìm sự khẳng định hạnh phúc hiện hữu, có thật.
Câu 6 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?
Trả lời:
- Cảnh chia tay lúc xuân sang là sự tương phản giữa niềm yêu thương bừng cháy rồi lụi tắt trong thực tế phũ phàng, giữa trời xuân của hi vọng và sự sống đâm trồi. Cả cảnh vật và con người đều được miêu tả theo khuynh hướng ấn tượng, dự báo cho một điều đẹp đẽ đã vĩnh viễn rời xa, cách trở. Trong cuộc đời, nếu không biết trân trọng và nắm bắt cơ hội, những điều tốt đẹp sẽ biến mất.
- Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, em sẽ dũng cảm bước lên, thừa nhận và bày tỏ tình cảm để không phải tiếc nuối về sau.
Câu 7 (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.
Trả lời:
- Trong phần kết, nhân vật “tôi” cố tỏ ra lãnh đạm nhưng giọng điệu trở nên day dứt, bâng khuâng. Giây phút cuối, nhân vật thể hiện bày tỏ nỗi niềm trăn trở, tiếc nuối.
- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu chân thành là sức mạnh để gắn kết con người lại với nhau.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 58 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.
+ Đoạn văn nghị luận văn học về chi tiết đặc sắc.
- Nội dung:
+ Phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ.
+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.
Đoạn văn tham khảo:
Hình ảnh hàng rào xuất hiện trong cảnh chia tay ở đoạn cuối truyện ngắn “Một truyện đùa nho nhỏ” là một biểu tượng về sự ngăn cách “có lẽ là suốt đời” của hai nhân vật chính. “Hàng rào cao có đinh nhọn” là đại diện của thực tế phũ phàng ngăn trở tuyệt đối nhân vật “tôi” và Na-đi-a. Dù sau đó, trong khoảng khắc, nhân vật “tôi” bước đến hàng rào, “ghé nhìn qua khe hở”, và gửi lời yêu thương theo gió tới nàng - và đó cũng là lời tỏ tình cuối cùng. Sự khao khát hạnh phúc được gặp gỡ, bừng lên như cơn gió mát, rồi tan biến mãi mãi. Mọi việc đều đã muộn màng, tình cảm không đủ lớn để có thể trọn vẹn, nhân vật “tôi” mãi dừng chân trước hàng rào ngăn cách. Hình ảnh hàng rào đã báo hiệu cho kết cục chia xa của họ, nhân vật “tôi” có được bài học cả đời về sự yêu thương, chân thành và đồng cảm trong tình yêu.
B/ Học tốt bài Một chuyện đùa nho nhỏ
1/ Nội dung chính Một chuyện đùa nho nhỏ
“Một chuyện đùa nho nhỏ” kể về những khát vọng, trăn trở trong tình yêu của cô gái Na-đi-a nhưng không dám khẳng định tình yêu ấy, lời nói đùa của nhân vật “tôi” đã vô tình gieo hi vọng cho cô gái và khiến họ không thể ở bên nhau.
2/ Bố cục văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
- Gồm 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc”: Kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”.
+ Phần 2: Còn lại: Sự thật về câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!”.
3/ Tóm tắt văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
Văn bản kể lại một kỷ niệm giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a, khi cùng nhau trượt tuyết từ trên đồi cao xuống, “tôi” đã đùa Na-đi-a bằng tiếng “anh yêu em” thốt ra cùng tiếng gió, còn Na-đi-a đã tự mình vượt qua nỗi sợ bằng cách trượt tuyết một mình để tìm ra bí ẩn của câu nói đó, nhưng lời yêu vẫn là một bí mật. Câu chuyện khép lại ở nhiều năm sau, Na-đi-a lấy chồng, còn “tôi” vẫn không hiểu vì sao ngày trước mình từng đùa như thế.
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
- Nội dung:
+ Những dư vị bâng khuâng lạ lùng của tuổi trẻ.
+ Những cảm xúc ngọt ngào, trong sáng, trẻ trung
- Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện đặc sắc, nổi bật.
+ Các chi tiết đầy gợi mở, lôi cuốn, thu hút bạn đọc
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT