(Siêu ngắn) Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Một đời như kẻ tìm đường trang 107, 108, 109, 110 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

A/ Hướng dẫn soạn bài Một đời như kẻ tìm đường

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?

Trả lời:

- Mỗi lựa chọn của hôm nay sẽ dẫn đến những hành trình, trải nghiệm và đích đến khác nhau với mỗi người trong tương lai.

- Không có lựa chọn nào là đúng hay sai hoàn toàn. Chỉ cần mỗi người nỗ lực, kiên trì với lựa chọn của mình, nhất định một ngày sẽ có được thành quả.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.

Nội dung văn bản kể về lựa chọn của “tôi” trong giai đoạn 1950-1960.

2. Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

- Lựa chọn một trong hai ngoại ngữ.

- Lựa chọn giữa hai chương trình học cổ điển hay hiện đại.

3. Chú ý những suy nghĩ đúc rút của người viết.

Cuộc đời chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn. Chọn hướng đi, chọn phương án, chọn kẻ đồng hành, chọn những trang bị, chọn thời điểm hành động. Rất nhiều khi chúng ta không có quyền lựa chọn hoặc không biết lựa chọn. Nhưng rồi cuối cùng chúng ta cũng bắt buộc phải bước tiếp....Cuộc đời dù tiến hay lùi vẫn phải tiếp tục bước đi.

4. Chú ý cách lí giải về mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận

Tác giả đưa ra những nghịch lí giữa lựa chọn và số phận trong cuộc đời của chính mình, để rút ra kết luận “mỗi lần mình tìm giải pháp, tìm hướng đi là một lần số mệnh đẩy mình đi vào một lộ trình không muốnm và mình chẳng biết trước là tốt hay xấu.”

5. Chú ý những đúc rút, suy ngẫm của người viết.

- Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tùy thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã qua.

- Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận, từ tinh thần tích cực mà mình luôn có.

6. Chú ý giọng điệu của người viết

Giọng điệu chiêm nghiệm, trầm tư, thoải mái và tự tin viết lời tổng kết của cuộc hành trình “tìm đường” vừa gian nan nhưng cũng đầy hạnh phúc và những bài học cuộc đời của tác giả.

(Siêu ngắn) Soạn bài Một đời như kẻ tìm đường | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?

Trả lời:

Mục đích của bài viết là từ chiêm nghiệm của mình, tác giả ngầm đối thoại với người đọc (đặc biệt là những người trẻ) bài học về lối sống tích cực, mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán và sẵn sàng cống hiến cho xã hội.

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Trả lời:

- Quan điểm chính: Cống hiến cho xã hội, cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình tìm kiếm.

- Quan điểm: Cống hiến cho xã hội, cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình tìm kiếm.

- Lí lẽ:

+ Cuộc đời được ví như con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn, buộc phải bước đi.

+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua.

+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.

- Bằng chứng

+ Câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả.

+ Trải nghiệm nghề nghiệp của tác giả

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.

Trả lời:

- Yếu tố tự sự: Tác giả kể lại những sự việc có thật đã xảy ra trong cuộc đời tác giả theo trình tự thời gian “năm mười bốn tuổi”, “năm mười bảy tuổi”, “suốt cuộc đời tìm đường”,...

=> Tác dụng: tạo nên một câu chuyện sống động, giúp tô đậm những trải nghiệm phong phú mà tác giả đã trải qua, làm tăng thêm sức thuyết phục của luận điểm.

- Yếu tố biểu cảm: thể hiện trong những đoạn phân tích suy ngẫm của tác giả “tôi đã tìm thấy tình yêu khi trao trọn trái tim”, “ tôi đã tìm được quyền thế bằng cách”,...

=> Tác dụng: truyền cảm hứng sống mạnh mẽ, niềm tin vào bản thân và những giả trị tốt đẹp mỗi cá nhân có thể tạo dựng trong cuộc đời.

Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: "Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm". Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

Trả lời:

- Tác giả không hề mâu thuẫn với chính mình vì đó là bài học tác giả đã nhận ra sau khi đi tới chặng cuối cuộc đời. Con đường chính là đích đến của mỗi người, nhưng trên thực tế, đích đến không chỉ có duy nhất. Điều quý giá nhất chúng ta có được trên hành chính ấy chính là quá trình chinh phục và vượt qua khó khăn bằng nỗ lực của mình.

- Tìm đường là hành trình giàu ý nghĩa, là lúc mỗi người tự nhận ra giá trị của bản thân để hoàn thiện chính mình.

Câu 5 (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

Trả lời:

- Luận điểm tâm đắc: “Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình tìm”. Luận điểm một lần nữa nhắc nhở chúng ta cách sống có ích và ý nghĩa cho đời. Mỗi người chỉ có một cuộc đời, cuộc đời lại ngắn ngủi, vô thường là vậy. Nếu chúng ta không nỗ lực để học cách sẻ chia, cống hiến, chúng ta sẽ sống mãi là một người vô danh, tầm thường. Sống là tạo ra giá trị cho đời, mang đến hạnh phúc cho mọi người xung quanh. Chỉ khi đó, chúng ta mới hiểu được giá trị và sứ mệnh của mình.

Câu 6 (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?

Trả lời:

Mỗi lựa chọn sẽ dẫn đến những hành trình và kết thúc khác nhau. Vì vậy việc đưa ra lựa chọn là rất quan trọng, nhưng việc kiên trì và nỗ lực để hoàn thành lựa chọn còn khó khăn hơn nhiều. Nhưng cuộc đời là vậy, “dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi”.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 110 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận xã hội.

- Nội dung:

+ Trình bài quan điểm về vấn đề thành công hay hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay những may rủi ngẫu nhiên của cuộc đời.  

Đoạn văn tham khảo:

Cuộc đời mỗi người được quyết định bởi rất nhiều lựa chọn trước những ngã rẽ, vì vậy thay vì chờ đợi may rủi ngẫu nhiên chẳng biết bao giờ mới tới, tôi tin rằng mỗi lựa chọn sẽ mang đến thành công và hạnh phúc cho chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Cuộc đời là vậy, chúng ta dù muốn hay không đều cần tiến về phía trước. Lựa chọn sẽ cho chúng ta một mục đích để hướng đến, mục tiêu để chinh phục và một kết thúc được đánh đổi bằng những nỗ lực và khả năng của mỗi cá nhân. Và điều quý giá nhất, thành công và hạnh phúc trong hành trình chính là những trải nghiệm, va vấp, những giá trị chúng ta gieo trồng trên con đường của mình.

B/ Học tốt bài Một đời như kẻ tìm đường

1/ Nội dung chính Một đời như kẻ tìm đường

Văn bản Một đời như kẻ tìm đường của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.

2/ Bố cục văn bản Một đời như kẻ tìm đường

- Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “khó đưa ra hơn rất nhiều”: Những quyết định đầu tiên trong cuộc đời nhân vật “tôi”.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “nẻo đường đã đi qua”: Hành trình dài vô tận trong mối quan hệ giữa lựa chọn và số phận. 

+ Phần 3: Còn lại: Dù lựa chọn con đường nào cũng nên hết lòng, hết sức.

3/ Tóm tắt văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Văn bản “Một đời như kẻ tìm đường” của Phan Văn Trường đã gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời. Dù đặt trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn phải bước tiếp và đưa ra sự lựa chọn của mình và bất kì con đường nào cũng có lối ra, đi đường nào cũng có thể thành công bởi hạnh phúc nằm ngay trên chính con đường mà ta đã chọn.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Một đời như kẻ tìm đường

- Nội dung: 

+ Văn bản gửi gắm những chiêm nghiệm của tác giả về việc lựa chọn hướng đi đúng đắn của mỗi người trên đường đời.

- Nghệ thuật:

+ Lời kể chân thực sinh động, chân thật.

+ Các lí lẽ dẫn chứng đưa ra đầy tính thuyết phục.

+ Giọng điệu đầy suy tư, trải nghiệm và tự tin khi cuối cùng, tác giả đã nhận ra con đường đúng đắn của cuộc đời mình. 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác