(Siêu ngắn) Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền - Kết nối tri thức
Bài viết soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền trang 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.
A/ Hướng dẫn soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bạn hình dung như thế nào về một con người có uy quyền?
Trả lời:
Người có địa vị cao, có tiếng nói giá trị, tài năng kiệt xuất, thần thái khiến người khác khiếp sợ, không thể chống đối.
Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bạn đã từng đọc cuốn sách hay xem bộ phim nào mà trong đó có nhân vật thực sự là một người uy quyền? Bạn hãy chia sẻ ấn tượng của mình về nhân vật ấy.
Trả lời:
Nhân vật Bao Thanh Thiên trong loạt phim cùng tên là người uy quyền, nhất là sau khi phá mở các vụ án và kết tội hung thủ. Bao Công là người chấp pháp nghiêm minh, không nể nang thiên vị, là hiện thân của công lí nơi trần thế, được người đời kính nể.
* Đọc văn bản
Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:
1. Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng - tin được miêu tả như thế nào?
- Một nữ công nhân ốm yếu nằm trên giường bệnh, nóng lòng chờ gặp đứa con gái thân yêu...
- Chị không thể chịu đựng bộ mặt gớm ghiếc của Gia-ve, chị kinh hoàng thấy mình như tắt thở.
2. Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
Người kể chuyện muốn nhấn mạnh Giăng Văn-giăng khi trở về con người thật trước khi, không còn là thị trưởng Ma-đơ-len uy quyền.
3. Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia - ve.
Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ, điên cuồng.
=> Nhấn mạnh con người điên loạn, tàn ác, man rợ, hung dữ của Gia-ve.
4. Tại sao Phăng - tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?
Chị trông thấy một sự vô lí không thể tin được. Chị trông thấy tên chó săn Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng và chị thấy ông thị trưởng cúi đầu. Cái thiện trong mắt chị đang cúi đầu trước cái ác.
5. Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia - ve và ngôn ngữ của Giăng Van - giăng qua lời đối thoại.
- Gia-ve: lớn tiếng, hách dịch, ép buộc, quát tháo, khinh thường
- Giăng-văn-giăng: thì thầm, khúm núm, nhún nhường
6. Phăng - tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe nhắc đến đứa con gái của mình.
- Phản ứng “run lên bần bật”, hốt hoảng, vội vã, lo lắng, bất an, cảm xúc dâng trào.
7. Chú ý thái độ của Gia - ve khi nói về Giăng Van - giăng.
Thái độ khinh bỉ, coi thường.
8. Tại sao Gia - ve lại thấy run sợ?
Gia-ve run sợ trước sức mạnh và thái độ phản kháng của Giăng Van-giăng.
9. Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.
- Câu hỏi của người kể chuyện hỏi thay người đọc. Đây là cách vừa để hỏi chính mình, vừa để hỏi Giăng Van-giăng.
10. Thái độ của Giăng Van-giăng với Gia - ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.
Câu nói sau cùng thể hiện thái độ bình thản, điềm tĩnh nhưng vô cùng quả quyết, mạnh mẽ.
* Sau khi đọc
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.
Trả lời:
Chia đoạn trích thành 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu... Phăng-tin đã tắt thở): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.
- Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh, khôi phục “uy quyền” trước Gia-ve.
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin? Theo bạn, Giăng Van-giăng có thể đã “thì thầm bên tai Phăng-tin” điều gì ngay sau khi chị qua đời?
Trả lời:
- Giăng-van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Khi đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin. Trước cái chết đau đớn của Phăng-tin, Giăng Van-giăng tự thấy mình có phần trách nhiệm.
- Ngay sau khi Phăng-tin qua đời, có thể Giăng Van-giăng đã hứa với cô sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng Cô-dét trưởng thành.
Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.
Trả lời:
- Nhân vật Gia-ve hiện lên sống động, rõ nét. Đó là một kẻ máu lạnh vô nhân tính, một “cỗ máy” chỉ biết thực thi phận sự một cách tàn nhẫn, lạnh lùng, độc ác nhất.
- Thái độ của người kể với Gia-ve: căm ghét, uất hận, lên án, tố cáo mạnh mẽ.
Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.
Trả lời:
- Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù biết mình đã rơi vào tay Gia-ve, gọi đích danh “Gia-ve” với tất cả sự coi thường, khinh bỉ.
- Sau đó, vì muốn tìm được con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng hạ giọng, gọi ông: “Tôi cầu xin ông có một điều...”
- Khi muốn được nói những lời cuối cùng với Phăng-tin, ông thể hiện thái độ cương quyết, nói nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này.
- Kết thúc mọi việc, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”
=> Thái độ và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve liên tục thay đổi nhưng rất phù hợp bởi nó là hệ quả sự tác động của tình huống, từ cách cư xử tàn nhẫn của Gia-ve.
Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Trả lời:
Trong đoạn trích, quyền năng có giới hạn của người kể ngôi thứ ba biểu hiện rõ rất trong đoạn miêu tả lời thì thầm cuối cùng của Giăng Van-giăng với Phăng-tin. Tác giả đã hạn chế khả năng bao quát của người kể chuyện và muốn người đọc tự phán đoán, suy diễn để hiểu được dụng ý và triết lí nhà văn gửi gắm.
Câu 6 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Nhân vật Giăng Van-giăng là người thực sự có uy quyền.
- Lí do khẳng định:
+ Về thể chất: hành động Giăng Van-giăng cầm thanh sắt đã thể hiện sự áp đảo về sức mạnh trước kẻ độc ác, vô nhân tính.
+ Về tinh thần: một khi đã chấp nhận giao phó mình cho kẻ thực thi pháp luật, ông không quan tâm, đếm xỉa đến Gia-ve hay kẻ nào khác.
=> Giăng Van-giăng đã làm đảo lộn vị thế giữa ông và Gia-ve, thể hiện được uy quyền của một người dám hi sinh để thực hiện nghĩa vụ lương tâm. Gia-ve cũng đã phải khiếp sợ trước uy quyền đó.
Câu 7 (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Trả lời:
Trong đoạn trích, điều làm nên uy quyền của con người là sức mạnh của lẽ phải, tình yêu thương, lương tâm, đức hi sinh vì người khác.
* Viết kết nối với đọc
Bài tập (trang 45 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
* Hướng dẫn:
- Hình thức:
+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.
+ Đoạn văn nghị luận văn học.
- Nội dung:
+ Trình bày quan điểm về hứng thú khi đọc tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri.
+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.
Đoạn văn tham khảo
Có những tác phẩm tự sự, người kể chuyện sẽ chính là nhân vật trong câu chuyện được xưng dưới đại từ xưng hô “tôi”, ngược lại, cũng có những câu chuyện được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Nghĩa rằng, đây là người giúp chúng ta nhìn nhận hoàn cảnh, tâm tư, hành động của từng nhân vật một cách khách quan và không chủ quan như câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Với tôi, dù kể chuyện ở bất kì ngôi thứ nào, chỉ cần câu chuyện được miêu tả logic và để lại bài học ý nghĩa cho con người, cùng với đó là yếu tố hình thức chỉn chu, khéo léo thì tôi đều hứng thú. Một tác phẩm dù được kể bởi người kể chuyện toàn tri nhưng không đem đến ý nghĩa, mục đích nào thì chẳng là một tác phẩm đáng để đọc. Hoặc tác phẩm được trình bày thiếu khoa học, lời văn đứt gãy thì cũng không là tác phẩm nên bắt đầu đọc.
B/ Học tốt bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền
1/ Nội dung chính Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền tái hiện lại khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-giăng, từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm thầm lặng với thông điệp: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau.
2/ Bố cục văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Gồm 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “Phăng-tin đã tắt thở”: Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết..
+ Phần 2: Còn lại: Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh.
3/ Tóm tắt văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
Phăng tin bị Gia-ve bắt bỏ tù, nhờ có Giăng Van-giăng chị mới thoát nạn rồi được đưa vào bệnh xá. Trong lúc đang hết lòng cứu giúp Phăng Tin, Giăng Van-giăng lại quyết định ra tòa tự thú vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan. Đoạn trích kể lại tình huống tên Gia-ve dẫn lính đến bắt Giăng Van-giăng khi ông đến thăm Phăng-tin ở bệnh xá. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin nghĩ hắn đến bắt mình nên vô cùng sợ hãi. Vì không muốn dập tắt niềm hi vọng của Phăng-tin nên Giăng Van-giăng hạ mình cầu xin Gia-ve cho ông ba ngày để tìm ra con gái của chị. Nhưng Gia-ve vẫn tàn nhẫn tuyên bố Giăng Van-giăng là một tên tù khổ sai vượt ngục, hắn sẽ bắt ông. Nghe xong những lời lẽ ấy Phăng-tin đã tuyệt vọng tắt thở. Căm phẫn trước sự tàn nhẫn của Gia-ve, Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền khiến Gia-ve phải run sợ. Giăng Van-giăng đến chỗ Phăng- tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phía Gia-ve và nói "giờ thì tôi thuộc về anh".
4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Nội dung:
+ Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con người và con đường cải tạo xã hội.
+ Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp lãng mạn của Huy – gô
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.
+ Sử dụng yếu tố hư cấu.
+ Nghệ thuật đối lập khi xây dựng hình tượng nhân vật: Gia-ve (ác) >< Giăng-van-giăng (thiện).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT