(Siêu ngắn) Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Thực hành đọc: Bạch Đằng hải khẩu trang 35, 36 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

* Nội dung chính: Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu | Kết nối tri thức

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản:

1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

- Đề tài: quê hương, đất nước.

- Thi liệu: sông Bạch Đằng, bãi cọc hiểm yếu, trận đánh lịch sử trên sông.

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.

2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.

- Cảm hứng lịch sử: niềm tự hào về chiến thắng trên sông Bạch Đằng.

- Cảm hứng thế sự: tâm trạng thất vọng trước sự đổi thay của xã hội hiện tại.

3. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.

Sóc phong xuy hải khí lăng lăng

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng

Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng...”

=> Bài thơ thể hiện niềm tự hào trước chiến công lẫy lừng và khí phách của dân tộc.

4. Sự suy ngẫm sâu sắc của tác giả về lịch sử.

Tác giả gợi nhắc chiến công quá khứ để thể hiện suy tư, băn khoăn về thực tại. Trước mắt Nguyễn Trãi là xã hội hỗn loạn, xô bồ, dấu ấn oai hùng của ngày trước đã dần chìm vào dĩ vãng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác