Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu - Kết nối tri thức

Với soạn bài Bạch Đằng hải khẩu trang 35, 36 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

* Nội dung chính: 

- Văn bản dựng lên không gian rộng lớn, hùng vĩ của cửa biển Bạch Đằng, gợi nhớ đến những anh hùng và chiến công lịch sử, từ đó bày tỏ suy ngẫm về thế sự trước mắt.

Soạn bài Bạch Đằng hải khẩu | Hay nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

* Một số điều cần lưu ý khi đọc văn bản: 

1. Đề tài, thi liệu, thể loại của văn bản.

- Đề tài: Lịch sử

- Thi liệu: cảnh sông Bạch Đằng với bãi cọc hiểm yếu, những trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng.

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật

2. Cảm hứng lịch sử và cảm hứng thế sự trong văn bản.

- Cảm hứng lịch sử: 

+ Quan sát Bạch Đằng, nhìn đâu nhà thơ cũng thấy dấu ấn của lịch sử. Cảnh núi non hiểm trở như một bãi chiến trường với “giáo gươm chìm gãy”  đã gợi những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa quang cảnh. 

+ Câu thơ “Hào kiệt công danh đất ấy từng” gợi nhớ đến những anh hùng hào kiệt Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo với những chiến công lẫy lừng để bảo vệ đất nước trên dòng sông này.

- Cảm hứng thế sự: Đó là nỗi thất vọng của nhà thơ đối với thực tại xã hội. Những chiến công oanh liệt những anh hùng hào kiệt chỉ còn là chuyện cũ, chuyện đã qua, “vắng” trong hiện tại. Thời đại đang sống khác hoàn toàn với cảnh oai hùng ngày xưa. Triều đại khởi đầu thật oanh liệt, nhưng bây giờ chỉ còn khiến cho người ta lo lắng bâng khuâng.

3. Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông.

Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông được thể hiện trong cảm hứng lịch sử của bài thơ. Nhà thơ đến cửa biển Bạch Đằng, vừa miêu tả được khung cảnh hùng vĩ tráng lệ, vừa gợi nhắc đến chiến tích trên sông Bạch Đằng. Bài thơ thể hiện niềm tự hào về những chiến công lẫy lừng gắn liền với tên tuổi của những anh hùng hào kiệt. Đó không chỉ là niềm tự hào về lịch sử giữ nước anh hùng mà còn là niềm tự hào về khí phách dân tộc.

4. Sự suy ngẫm sâu sắc về lịch sử của tác giả.

Tác giả suy ngẫm về lịch sử, gợi nhắc chiến công trong quá khứ để từ đó thể hiện những bâng khuâng, lo lắng trước thực tại. Triều đại mà Nguyễn Trãi là khai quốc công thần, đã mở đầu thật hào hùng, nhưng hiện tại chỉ còn là cảnh quan trường hỗn độn. Những cảnh huy hoàng đều là “việc trước quay đầu ôi đã vắng”. Nguyễn Trãi không chỉ suy ngẫm về lịch sử đã qua, mà còn mượn lịch sử đã qua để suy ngẫm hôm nay.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác