Soạn bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu - Kết nối tri thức

Với soạn bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu trang 84, 85, 86, 87, 88 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 10.

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

1. 

Tôi hay theo dõi tin tức trên chương trình Thời sự, Chuyển động 24h của VTV, một số trang báo điện tử khác.

Tôi chủ yếu quan tâm đến tin tức xã hội, thông tin thời tiết. Tôi thường chú ý đến tính chính xác và cấp thiết của các tin tức.

2. 

- Tầng ozone là lớp chắn của Trái Đất, nơi hấp thụ hầu hết các bức xạ cực tím của Mặt Trời. Nếu không có tầng ozone, sinh vật, trong đó có con người sẽ không thể sống trên bề mặt Trái Đất.

- Vài năm trước, tôi đã từng nghe đến việc tầng ozone bị thủng do những phát minh của con người (trong đó có chất thường dùng làm tủ lạnh) đã ảnh hưởng đến tự nhiên.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản có gì đáng chú ý.

- Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô đã cung cấp một thông tin ngắn gọn: đã có thành công nhất định trong việc phục hồi tầng ozone, và đó là nỗ lực của toàn nhân loại.

2. Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.  

- Thông tin về tầng ozone: tầng ozone nằm ở độ cao 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

- Vai trò của tầng ozone: che chắn cho Trái Đất khỏi tia cực tím.

3. Chú ý thông tin về hợp chất CFC.    

- Hợp chất CFC ra mắt lần đầu nă 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.

4. Hai nhà khoa học Mô-li-nơ và Rao-lân đã phát hiện sự thật gì về chất CFC?

- Họ đã phát hiện ra không phải khí CFC “trơ” hoàn toàn về mặt hóa học, mà CFC bị phân hủy dưới tia UV, khiến khí Ozone trở thành khí Oxygen, tức bào mòn lớp Ozone. 

5. Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào?    

- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone được diễn giải bằng các hiện tượng hóa học: một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC có thể phá hủy hàng trăm nghìn phân tử ozone. 

6. Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone?

- Liên hợp quốc bắt đầu đàm phán về hiệp ước xóa sổ các chất có hại cho tầng ozone từ năm 1986. Năm 1989, Nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực. 

- Năm 2008, Nghị định đó của Liên hợp quốc đã được mọi quốc gia trên thế giới phê chuẩn, góp phần đưa đến sự tẩy chay của người tiêu dùng, sự quyết liệt của giới chính trị và nguồn đầu tư vào công nghệ để ngừng sản xuất CFC.

7. Những nhân tố nào làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone?      

- Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực hồi phục tầng ozone: đầu tiên là vai trò phát hiện và nghiên cứu các giải pháp của các nhà khoa học, vai trò chỉ đạo, quy tụ của Liên hợp quốc, và quan trọng nhất là sự đồng thuận quốc tế, sự đồng lòng của toàn nhân loại, hành động nhất quán toàn cầu.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản cung cấp thông tin về tầng ozone, nguyên nhân dẫn đến việc tầng ozone bị thủng và những thành quả trong công cuộc nỗ lực phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

Soạn bài Phục hồi tầng ozone Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu | Hay nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): 

- Thông tin chính của văn bản là những hành động của toàn cầu để phục hồi tầng ozone và thành quả của sự nỗ lực toàn cầu đó.

- Đây là thông tin thời sự chính trị, vì văn bản đề cập đến vấn đề mang tính quốc tế, các dấu mốc thời gian gắn liền với các sự kiện.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Cách đặt nhan đề phù hợp với cách triển khai nội dung của văn bản. Văn bản đi từ những hành động phục hồi tầng ozone (phát hiện, hành động) đến nhấn mạnh vai trò của nỗ lực toàn cầu trong việc phục hồi được lớp lá chắn này.

Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

- Ngôn ngữ của văn bản ngắn gọn, sáng rõ, đơn nghĩa, dễ hiểu, nhưng vẫn có nhiều thuật ngữ khoa học để đám bảo tính chính xác, khách quan của thông tin.

- Tôi đồng tình với việc sử dụng các cụm từ “thám tử”, “tuyến phòng thủ" để gọi nhà nghiên cứu khoa học và từ “cuộc chiến” để gọi “nỗ lực phục hồi tầng ozone”. Đây là cách nói ẩn dụ, gây ấn tượng mạnh với người đọc, gợi nhiều liên tưởng và giúp bài viết thêm sinh động.

Câu 4 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Văn bản đưa ra một hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực trong giai đoạn 1979-2019 để làm rõ quá trình tầng ozone bị phá hoại cũng như quá trình phục hồi tầng ozone. Kí hiệu phi ngôn ngữ này đã giúp tăng tính rõ ràng, chính xác và giúp người đọc dễ hình dung các thông tin được đưa ra trong văn bản.

Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Quan điểm chính của tác giả: Thành công trong việc phục hồi tầng ozone là nỗ lực của toàn cầu. Người viết không hề bỏ qua công sức của các nhà khoa học khi phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp, song tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa quyết định lâu dài của “sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu”. Đây là một quan điểm đúng đắn, phù hợp với thực tiễn khách quan.

Câu 6 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Một số vấn đề như chống biến đổi khí hậu, ngăn chặn vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, xóa đói nghèo, hay đương đầu với các đại dịch bệnh (Ebola, Covid-19…), tìm kiếm các giải pháp cho các căn bệnh thế kỷ (HIV/AIDS, ung thư…) đều cần đến nỗ lực toàn cầu.

Trong những vấn đề đó, có vấn đề đã tạm thành công (tìm ra vacxin chống lại Ebola) nhờ sự nghiên cứu của giới khoa học và độ phủ vacxin của các quốc gia. Có vấn đề tạm có thành quả (công tác ngăn ngừa vũ khí hạt nhân nhờ sự lên tiếng của cộng đồng quốc tế). Nhưng có những vấn đề chưa thành công, hoặc là do việc thiếu quyết liệt trong hành động của toàn nhân loại (vấn đề bảo vệ môi trường) hoặc do “đối thủ” quá nguy hiểm (như đại dịch Covid19 vẫn đang đe dọa nhân loại).

Câu 7 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Nhân loại là một trong những sinh vật còn đang tồn tại trên Trái Đất, cũng đối diện với nguy cơ đe dọa tuyệt chủng như bất kỳ sinh vật nào khác. Sự tồn vong của nhân loại không chỉ đến từ những thiên tai ngoài tự nhiên hay quy luật chọn lọc tự nhiên, mà còn đến từ những mặt trái trong sự phát triển văn minh nhân loại. Những chất nguy hiểm từ các phát minh được ứng dụng trên toàn cầu có thể phá hủy bầu khí quyển mà con người đang hít thở, đe dọa đến sự sống của chính con người.

Câu 8 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Một bản tin có giá trị cần cung cấp một hoặc một số thông tin hữu ích, cần thiết với đời sống và mong muốn của người đọc. Đồng thời, bản tin đó cũng cần gửi gắm một quan điểm của người viết, để kích thích người đọc tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tự xác lập một quan điểm về thực tại.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Đoạn văn tham khảo:

Đã có những nghiên cứu về tác hại của nhựa, những con số thống kê về thực trạng rác thải nhựa trên toàn cầu, cũng đã có những giải pháp thiết thực được đưa ra để làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu như từ chối sử dụng đồ nhựa, túi nilong, thiết kế các sản phẩm thân thiện với môi trường, nghiên cứu cách tái sử dụng các sản phẩm nhựa, tăng cường vai trò quản lý của các cấp chính quyền. Việc thực hiện các giải pháp trên tuy đã có những con số đáng ghi nhân, song thành công vẫn còn rất xa vời, do chưa có được sự chung tay cùng hành động của một dân tộc và xa hơn là của toàn thế giới. Hầu như chúng ta mới có ý thức về tác hại của rác thải nhựa, song chưa có ý thức về trách nhiệm của cá nhân mình trong công cuộc chống lại rác thải nhựa cũng nhưa chưa bắt tay vào những hành động thực tế.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác