Giáo án Văn 10 bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

a. Hồi trống cổ thành

- Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tính cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa

- Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.

- Hồi trống Cổ Thành – Hồi trống thách thức, minh oan và đoàn tụ.

- Tính chất kể chuyện, (viết để kể) biểu hiện ở cốt truyện, ngôn từ, hành động, nhân vật mang tính cá thể cao

b. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

- Lưu Bị khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Tào Tháo gian hùng, nhưng chủ quan nên thất bại trong cuộc đấu trí.

- Cách miêu tả nhân vật qua cử chỉ, ngôn ngữ, qua lối kể chuyện giàu kịch tính.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, rút ra đặc điểm tính cách nhân vật.

3. Thái độ

- Cảm mến nhân vật.

- Rèn cách xử thế khéo léo, khôn ngoan, gỡ được thế bí.

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, cảm thụ văn học…

1. Giáo viên: SGK Ngữ văn 10 tập 2 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án.

2. HS: SGK, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác.

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”.

3. Bài mới

● Hoạt động 1, khởi động

- Cho HS xem một đoạn phim hồi 21 trong Tam quốc diễn nghĩa.

- Gv hỏi: cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn phim

- HS trả lời

- Gv dẫn dắt: Để hiểu rõ hơn tâm trạng và tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo trong hồi 21, cô và các em bắt đầu bài học hôm nay.

● Hoạt động 2, hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Hướng dẫn HS đọc hiểu

- HS : đọc toàn văn đoạn trích.

- GV nêu một số câu hỏi, đặt một vài vấn đề để HS thảo luận và trả lời, cá nhân và nhóm nhỏ trình bày trước lớp, dựa theo các câu hỏi trong SGK, GV bổ sung, kết luận, gợi mở bằng cách đọc một số lời bình tham khảo.

- Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.

HS Thảo luận, phân tích và trả lời.

GV định hướng và chốt lại ý.

Qua cách xử lí tình huống của Lưu Bị, em học tập được điều gì?

- Qua đoạn trích trên, đã có thể phần nào thấy rõ tính cách của nhân vật Tào Tháo

GV hướng dẫn HS dựa vào văn bản- những việc làm, hành động , lời nói của Tào Tháo để khái quát lên tính cách của Tào Tháo.

HS Thảo luận, phân tích và trả lời.

GV định hướng và chốt lại ý.

GV tích hợp kiến thức trong tác phẩm khi giới thiệu về nhân vật Tào Tháo

- Những điểm khác nhau giữa Tào Tháo và Lưu Bị trong đoạn trích.

HS Thảo luận, phân tích và trả lời.

GV định hướng và chốt lại ý.

- Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện.

HS Thảo luận, phân tích và trả lời.

GV định hướng và chốt lại ý.

I - Tìm hiểu chung

1. Tác giả: (như ở tiết 77)

2. Đoạn trích ( tiểu dẫn)

II - Đọc – Hiểu

1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải nương nhờ Tào Tháo.

- Sợ TT nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.

- Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.

- Có câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để Tào Tháo nghi ngờ.

⇒ Tóm lại, Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.

2. Tính cách của nhân vật Tào Tháo.

- Đó là một người gian hùng

- Một nhà chính trị, nhà quân sự tài ba lỗi lạc, thông minh cơ trí, dũng cảm hơn người.

- Nhà thơ, nhà văn hoá xuất sắc.

- Tên trùm quân phiệt đa nghi, nham hiểm, tàn bạo với triết lí sống vô cùng ích kỉ, cá nhân: “Thà ta phụ người…”

3. Những điểm khác nhau giữa Tào Tháo và Lưu Bị

Tào tháo (gian hùng)

Lưu Bị (anh hùng)

- Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu

- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người.

- Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.

- Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.

- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.

- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.

- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suốt của mình.

4. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn.

- Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.

- Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.

- Chi tiết tuyệt vời đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.

- Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa

● Hoạt động 3, luyện tập

Câu 1. Đoạn thơ sau muốn nói đến nhân vật nào trong đoạn trích?

“Gượng vào hang ổ tạm nương mình

Nói rõ anh hùng sợ thất kinh

Mượn tiếng sấm vang ra vẻ sợ

Tùy cơ ứng biến thật tài tình”

Câu 2. “Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo”. (Đôi mắt – Nam Cao). Lời nhận xét trên muốn nói về Tào Tháo?

a. Là người thông minh, sắc sảo

b. Là người bao dung, độ lượng

c. Là người có tài nhưng quỷ quyệt, ma quái

d. Là người kiêu ngạo, tự phụ

● Hoạt động 4, vận dụng mở rộng (HS thực hiện ở nhà)

- Đọc tham khảo toàn truyện Tam quốc.

- Sưu tầm những lời bình hay về đoạn trích cũng như tác phẩm.

4. Củng cố

- Tính cách nhân vật Tào Tháo và Lưu Bị.

5. Dặn dò

- Học bài cũ. Tìm đọc thêm “Tam quốc diễn nghĩa”.

- Chuẩn bị bài : Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học