Giáo án Văn 10 bài Trao Duyên (trích Truyện Kiều)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân qua lời "trao duyên" đầy đau khổ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm.

2. Kĩ năng: Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Trân trọng Nguyễn Du và giá trị văn chương cổ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.

3. Bài mới

● Hoạt động 1. Khởi động

Truyện Kiều là kết chuỗi của những bi kịch nỗi tiếp nhau chồng lên thân phận một con người. Một trong số ấy là bi kịch Kiều phải trao duyên lại cho em gái mình – Thúy Vân, để làm tròn chữ hiếu. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” để thấy được cái hay của đoạn trích và sự xúc động, đồng cảm của mình với nhân vật đầy bi kịch – Thúy Kiều.

● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Tìm hiểu phần tiểu dẫn.

Gv tóm lược những sự việc chính trước đoạn trích

- Theo dõi câu chuyện Thúy Kiều- Thúy Vân, có thể ngắt dòng tâm sự của Thúy Kiều thành mấy chặng nhỏ để dễ phân tích?

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Vị trí đoạn trích:

+ Thuộc phần 2 của tác phẩm: Gia biến và lưu lạc.

+ Từ câu 723- 756/ 3254 câu lục bát.

2. Bố cục: 3 phần

+ P1 (12 câu đầu): Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

+ P2 (14 câu tiếp): Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em.

+ P3 (8 câu còn lại): Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Gv dẫn dắt: Sau khi chấp nhận bán mình làm lẽ Mã Giám Sinh với giá “vàng ngoài bốn trăm”, “việc nhà đã tạm thong dong”, Thúy Kiều “Một mình nàng ngọn đèn khuya / áo dầm giọt lệ, tóc se mái sầu”, “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân / Dưới đèn ghé xuống ân cần hỏi han”. Lúc này, Thúy Kiều mới bộc lộ hết tâm sự, ý nguyện của mình với em.

- Đọc hai câu đầu, em thấy trong lời của Thúy Kiều (1 người chị) nói với Thúy Vân (1 người em) có gì khác thường? Điều đó dự cảm cho Thúy Vân thấy hoàn cảnh, tâm lí đặc biệt như thế nào của người chị?

Gợi mở: Những nét nghĩa của từ “cậy”, “chịu lời”, “lạy”, “thưa” có gì khác thường? Có thể thay từ “cậy” bằng “nhờ”, “chịu” bằng “nhận” ko? Vì sao?

Gv dẫn dắt: 10 câu tiếp là câu chuyện cần nói và ước nguyện của Kiều. Ngay sau thái độ khẩn thiết yêu cầu ở hai câu trên, Thúy Kiều đưa ra ước nguyện của mình: mong Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng → giải thích ngay cho thái độ khẩn khoản, nhún mình, kính cẩn với Thúy Vân rất khác thường ở trên.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Mười hai câu đầu

* 2 câu đầu: hoàn cảnh đặc biệt khác thường.

- Cậy → nhờ (cậy - thanh trắc → âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói; nhờ - thanh bằng).

→ hàm ý hi vọng tha thiết của một lời trăng trối, có ý tựa nương, gửi gắm, vật này, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. Nàng dùng từ này vì việc nàng cậy nhờ vừa đột ngột vừa rất quan trọng với cả hai người.

- Chịu → nhận (tự nguyện).

→ nài ép, bắt buộc, không nhận không được.

- Lạy → thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

- Thưa → thái độ kính cẩn, trang trọng

⇒ Hoàn cảnh đặc biệt khác thường: Kiều là người phiền lụy, mang ơn chính người em gái ruột của mình.

* 10 câu tiếp:

- Tương tư: tình yêu nam nữ; “gánh tương tư” → người xưa xem tình yêu là một gánh nghĩa vụ, gánh nặng, chữ tình đi liền với chữ nghĩa, giữa những người yêu nhau có mối duyên tiền định, sẵn có từ kiếp trước.

Câu 3 → sự dang dở, tình yêu tan vỡ.

- Mối tơ thừa - mối tình duyên Kim - Kiều

→ cách nói nhún mình.

→ trân trọng với Vân vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.

- Mặc em → phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.

→Câu 3 - 4: Thúy Kiều mong muốn, ép buộc Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng.

- Câu 5 → 8: kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của Kiều- Kim.

- Câu 9 → 12: lời thuyết phục Thúy Vân của Kiều

+ Ngày xuân → phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ → tuổi trẻ.

Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ → tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non → lời nguyện ước trong tình yêu.

Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” → chỉ cái chết.

Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

Phẩm chất của Thúy Kiều:

+ Sắc sảo khôn ngoan.

+ Luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình → đức hi sinh, lòng vị tha.

4. Củng cố

- Diễn biến tâm trạng Thúy Kiều trong 12 câu đầu của đoạn trích “Trao duyên

5. Dặn dò

- Học thuộc nội dung 12 câu đầu của đoạn trích

- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học