Giáo án Văn 10 bài Cảm hứng nhân đạo trong văn học

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Những nét khái quát về cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm văn học Việt Nam

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu, phân tích một tác phẩm văn học mang cảm hứng nhân đạo.

3. Thái độ, phẩm chất

- Trân trọng những đóng góp của các tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo vào dòng chảy của nền văn học Việt Nam.

4. Năng lực cần đạt

- NL tự chủ và tự học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL thẩm mĩ; NL ngôn ngữ; NL giao tiếp và hợp tác; NL đồng cảm,….

- SGK, SGV, Thiết kế bài giảng, Tài liệu tham khảo,…

- SGK, vở ghi, vở soạn,…..

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra HS trong quá trình dạy học.

3. Bài mới

● Hoạt động 1. Khởi động

Cảm hứng nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung của cảm hứng nhân đạo trong các tác phẩm, ở các giai đoạn khác nhau của văn học Việt Nam.

● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Cảm hứng nhân đạo là gì?

1. Khái niệm cảm hứng nhân đạo

- Cảm Hứng Nhân Đạo là cảm hứng của tình thương con người theo từng giai đoạn, thời điểm. Cốt lõi của cảm hứng nhân đạo là tình yêu, lòng thương nhân loại. Bản chất của cảm hứng nhân đạo là chữ tâm đối với con người.

- Trong tác phẩm mang cảm hứng nhân đạo khi ta thấy sự ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người với con người, không những thế phải đồng cảm xót thương cho những số phận bi ai bị chà đạp, lên án tố cáo những thế lực thù địch, đồng thời cũng phải biết đồng tình với khát vọng và ước mơ của con người.

Nêu những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm văn học.

2. Những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo

- Thông cảm, thương xót cho số phận đau khổ của con người.

- Trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của con người.

- Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên con người.

- Thấu hiểu, nâng niu ước mơ của con người.

Cảm hứng nhân đạo được thể hiện trong VHDG như thế nào?

3. Cảm hứng nhân đạo trong VHDG

- Nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu,… chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.

- Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng, tác giả dân gian đã sử dụng hình thức hoá thân kì diệu. Ba năm sau, hồn Trương Chi nhập trong chén ngọc để mỗi khi Mị Nương rót nước vào thì bóng dáng chàng Trương hiện lên, có bản còn kể Mị Nương nghe thấy cả tiếng sáo Trương Chi. Tình yêu không thành nhưng bằng cách đó, nhân dân ta đã bất tử hoá tình yêu.

- Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo sâu sắc ấy mà nhân dân đã để cho cô Tấm thảo hiền, xinh đẹp qua nhiều biến hoá thăng trầm, cuối cùng trở về làm hoàng hậu, sống cuộc đời hạnh phúc bên nhà vua (truyện Tấm Cám) ; anh Khoai thật thà chăm chỉ cuối cùng đã trừng phạt được những kẻ tham lam và lấy được vợ (truyện Cây tre trăm đốt) ; Sọ Dừa lột xác, đi thi đỗ trạng nguyên, cứu được vợ, cảnh cáo hai cô chị ích kỉ, hẹp hòi (truyện Sọ Dừa) ;… Những kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện triết lí nhân dân : "Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo".

Trong VHTĐ cảm hứng nhân đạo có những biểu hiện gì?

4. Cảm hứng nhân đạo trong VHTĐ

- Cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của con người.

- Đề cao những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống; niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội.

- Lên tiếng tố cáo các thế lực trong xã hội đã chà đạp lên quyền sống của con người; cất tiếng nói bảo vệ và đòi quyền sống xứng đáng cho những kiếp đọa đày đau khổ.

- Các tác phẩm chủ yếu:

Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi: Khát vọng về đất nước thái bình nhân dân được ấm no hạnh phúc.

Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn: Tiếng kêu thương của người phụ nữ chờ chồng, nhớ thương chồng đi chinh chiến phương xa.

Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Lê án chế độ cung tần mĩ nữ trong cung vua phủ chúa ngày xưa. Nỗi đau của người cung nữ bị Vua ruồng bỏ.

Truyện Kiều của Nguyễn Du: Số phận của nàng Kiều người con gái tài sắc nhưng phận bất hạnh.

=> Nhìn chung nội dung yêu nước và nhân đạo gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và là những giá trị luôn tồn tại trong nhau, làm nên hai dòng chủ lưu trong nền văn học dân tộc.

Ở VHHĐ có sự thể hiện của cảm hứng nhân đạo không? Nếu có thì được thể hiện như thế nào?

5. Cảm hứng nhân đạo trong VHHĐ

- Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm đau thương trước Cách mạng tác động đến các nhà văn. Các nhà văn cho ra đời các tác phẩm văn học vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo sâu sắc: Chí Phèo, Lão Hạc, Tắt đèn, ….

4. Củng cố

- Cảm hứng nhân đạo bao trùm dòng chảy của văn học Việt Nam

5. Dặn dò

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới: Lập dàn ý bài văn nghị luận

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học