Giáo án Văn 10 bài Cơ sở lịch sử xã hội và văn hóa của văn học Việt Nam (XVII - nửa đầu XVIII)

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Thấy được các thành phần và giai đoạn phát triển, đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

2. Kĩ năng

- Nhận diện một giai đoạn văn học, cảm nhận tác phẩm thuộc giai đoạn VHTĐ.

- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát hoá hệ thống hoá các kiến thức đã học về VHVN từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

3. Thái độ, phẩm chất

- Yêu mến, trân trọng giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.

- Yêu quê hương, tự hào về những giá trị văn hóa tinh thần dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

1. Giáo viên

- SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng

2. HS

- SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS và kiểm tra kết hợp trong giờ.

3. Bài mới

● Hoạt động 1. Hoạt động khởi động

Bên cạnh dòng văn học dân gian, văn học viết phát triển qua các triều đại: Lý, Trần, Lê với thành tựu của nó đã đóng góp vào văn học trung đại Việt Nam cho đến hết thế kỉ XIX, đặc biệt là văn học giai đoạn thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XVIII. Để thấy rõ diện mạo của nền văn học ấy, chúng ta đọc - hiểu bài ngày hôm nay: “Cơ sở lịch sử xã hội và văn hóa của VHVN từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XVIII”

● Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Nêu các đặc điểm chính về hoàn cảnh lịch sử xã hội của giai đoạn VH từ thế kỉ XVII- XVIII?

- Nội dung, âm hưởng chủ đạo của VH giai đoạn này?

- Nêu những đặc điểm nghệ thuật lớn của VH giai đoạn này?

1. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội

* TK XVII

- Chiến thắng giặc Minh, triều Hậu Lê được thành lập, chế độ PK đạt độ cực thịnh ở cuối thế kỉ XV.

- Nội chiến: Mạc- Lê, Trịnh- Nguyễn chia cắt đất nước vào thế kỉ XVI- XVII khiến chế độ PK suy yếu.

→ Nhìn chung tình hình xã hội vẫn ổn định.

* TK XVIII

- Nội chiến PK tiếp tục gay gắt, kéo dài khiến chế độ PK suy thoái.

- Phong trào nông dân khởi nghĩa sôi sục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn, diệt Trịnh- Nguyễn, quân Xiêm và quân Thanh, thống nhất đất nước.

- Tây Sơn thất bại, nhà Nguyễn khôi phục vương triều PK chuyên chế.

- Đất nước bị đặt trước hiểm họa xâm lược của thực dân Pháp.

→ Là giai đoạn lịch sử đầy biến động, có bi kịch và có anh hùng ca.

→ Nền văn học dân tộc phát triển mạnh, kết tinh nhiều tác giả, tác phẩm văn học xuất sắc → được đánh giá là giai đoạn VH cổ điển.

2. Các bộ phận văn học

- TK XVII: VH chữ Hán và VH chữ Nôm đều phát triển, đạt nhiều thành tựu.

- TK XVIII: VH chữ Hán phát triển; VH chữ Nôm phát triển đạt đỉnh cao.

3. Nội dung

* TK XVII

- Tiếp tục phát triển cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, khẳng định dân tộc và triều đình PK.

VD: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi); Hồng Đức quốc âm thi tập, Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông);...

- Phản ánh, phê phán hiện thực xã hội đương thời với những tệ lậu, suy thoái về đạo đức.

VD: Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),...

* TK XVIII

Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa:

+ Tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi quyền giải phóng con người cá nhân.

+ Cảm thông với những số phận bất hạnh.

+ Tố cáo, phê phán các thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người.

+ Ngợi ca những vẻ đẹp của con người.

+ Khát vọng tự do công lí, mơ ước về xã hội tốt đẹp cho con người.

4. Nghệ thuật

* TK XVII

- VH chữ Hán: đạt thành tựu vượt bậc ở văn chính luận và văn xuôi tự sự.

- VH chữ Nôm: thơ Nôm phát triển, xuất hiện xu hướng Việt hoá thơ Đường luật, các khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử bằng thơ lục bát và song thất lục bát phát triển.

* TK XVIII

- Phát triển mạnh và khá toàn diện cả VH chữ Hán và VH chữ Nôm, cả thơ và văn xuôi.

- VH chữ Nôm được khẳng định và phát triển đạt đến đỉnh cao.

4. Củng cố

- Nắm vững các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XVIII.

5. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Soạn tiết tiếp theo: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” và đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học