Giáo án Văn 10 bài Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Hiểu được một tuyên ngôn về lối sống hoà hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua những rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên nhưng ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ Nôm Đường luật.
3. Thái độ
- Hiểu được triết lí Nhàn của thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm sống là một cách ứng xử với xã hội rối ren, tranh giành quyền lực và danh lợi
- Thấy được những hạn chế của triết lí Nhàn trong cuộc sống hiện đại và cần phải biết vận dụng triết lí này phù hợp với hoàn cảnh
4. Các năng lực hướng tới
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
- Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Năng lực tự học, giao tiếp, ứng xử.
- Năng lực thưởng thức văn học…
1. Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Cảnh ngày hè”?
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?
3. Bài mới
● Hoạt động khởi động
GV dẫn dắt vào bài mới: Sống gần trọn thế kỷ thứ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến bao diều bất công ngang trái của xã hội phong kiến thối nát, xót xa khi thấy sự băng hoại đạo đức con người. Khi làm quan ông vạch tội bọn gian thần, dâng sớ xin Vua chém 14 tên loạn thần. Vua không nghe ông cáo quan về sống ở quê nhà với triết lý: “nhàn một ngày là tiên một ngày”. Để hiểu quan niệm sống nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào ta đi vào tìm hiểu bài thơ “Nhàn” của ông.
● Hoạt động hình thành kiến thứ
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Tìm hiểu chung Sử dụng kĩ thuật động não GV: Dựa vào Sgk và những hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét chính về tác giả? HS: Đọc, tóm tắt GV: Mở rộng vài nét về tác giả và nội dung sáng tác của thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm + Lúc còn trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nho ẩn dật. Năm 44 tuổi mới đi thi và đỗ Trạng Nguyên thời Mạc Đăng Doanh. Làm quan 8 năm dâng sớ chém 18 lộng thần không được, về quê lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học và được học trò suy tôn là Tuyết Giang phu tử. – Dù là lúc làm quan hay khi về quê ở ẩn, mở trường dạy học thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn nặng lòng với đất nước với thời đại. Ông là không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là một nhân vật lịch sử quan trọng có ảnh hưởng lớn tới thế cục của thời đại. Bài thơ Nhàn được rút từ tập thơ nào? Em hãy giới thiệu vài nét khái quát về văn bản? Học sinh căn cứ vào tiểu dẫn để trả lời |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) - Hiệu: Bạch Vân cư sĩ, phong Trạng Trình, được tôn xưng là Tuyết Giang Phu Tử a. Cuộc đời – Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến, được hưởng một quá trình giáo dục đầy đủ và bài bản – Có cuộc đời từng trải, chứng kiến nhiều biến cố bão táp của thời đại b. Con người – Học vấn uyên thâm – Thanh cao, chính trực – Nặng mối tiên ưu c. Sự nghiệp văn học – Bạch Vân am thi tập (700 bài) Bạch Vân quốc ngữ thi tập (~ 170 bài), ngoài ra có một số lời sấm ký lưu truyền trong dân gian – Nội dung: với các chủ đề triết lí, giáo huấn, thế sự 2. Bài thơ - Viết bằng chữ Nôm, thuộc Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73 – Nhan đề do người đời sau đặt – Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật |
Đọc hiểu văn bản GV: Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ với yêu cầu nhịp 2/2/3 và 4/3 chậm rãi, ung dung, thanh thản - Giải thích từ khó theo chú thích Sgk Hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Học sinh thảo luận theo bàn (hai học sinh một nhóm) Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu trong hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý. Từ đó em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh và cuộc sống của tác giả? HS: Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến GV: Định hướng cho học sinh GV: Trong hai câu luận, những hình ảnh về sự vật nào được xuất hiện. Những sự vật và hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận như thế nào về cách sống của nhà thơ? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhấn mạnh - Nhàn là mùa nào thức nấy. Những sản vật không phải cao lương mĩ vị mà đậm màu sắc thôn quê...Để có được sự an nhiên, tĩnh tại trong tâm hồn như vậy phải là một người có nhận thức sâu sắc của cuộc đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nhận thấy lòng tham chính là căn nguyên của tội lỗi. Bởi vậy mà ông hướng đến lối sống thanh bạch, giản dị, thuận theo tự nhiên Sử dụng kĩ thuật động não GV: Trong hai câu thực tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? HS: Trả lời GV: Em hiểu thế nào về nơi vắng vẻ – chốn lao xao? Từ đó em hiểu thế về cách nói: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao? Học sinh giải nghĩa hai từ Vắng vẻ và lao xao GV: Nhận xét - Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý. GV: Câu 7, 8 thể hiện nhân cách gì của nhà thơ? Từ đó em hiểu thế nào về quan niệm sống “nhàn” của nhà thơ? HS: Trả lời GV: Gợi ý chung |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc hiểu – giải thích từ khó 2. Tìm hiểu văn bản a. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm * Hai câu đề: – Câu 1: Một mai, một cuốc, một cần câu à Gợi liên tưởng tới hình ảnh: Ngư – tiều – canh – mục + Sử dụng thủ pháp liệt kê: mai, cuốc, cần câu + Điệp từ: một + Nhịp thơ 2/2/3 → Hình ảnh lão nông tri điền với cuộc sống đạm bạc, giản dị nơi thôn dã – Câu 2: + Từ láy: thơ thẩn + Cụm từ: Dầu ai vui thú nào → Cuộc sống ung dung tự tại → Lối sống vui thú điền viên, an nhiên tự tại * Hai câu luận – Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông – Món ăn dân dã: măng trúc, giá – Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng → Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên => Đó là cuộc sống thuần hậu, thể hiện sự ung dung trong phong thái thảnh thơi, vô sự trong long, vui thú với điền viên b. Vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm * Hai câu thực – Thủ pháp đối lập và cách nói ẩn dụ + Ta dại ↔ Người khôn + Nơi vắng vẻ ↔ chốn lao xao → hình ảnh ẩn dụ: Nơi vắng vẻ là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thảnh thơi; chốn lao xao là nơi quan trường, nơi bon chen quyền lực và danh lợi → Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ. Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm mà ý vị * Hai câu kết: + Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao + Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi → Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý => Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường |
Tổng kết Sử dụng kĩ thuật động não GV: Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hiểu gì về nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một phép ứng xử trước thời thế để giữ tròn thanh danh của tầng lớp Nho sĩ thế kỉ XVI-XVII. Em có suy nghĩ như thế nào về triết lí Nhàn đặt trong hoàn cảnh thời đại ngày nay? GV: Gợi ý chung – liên hệ giáo dục học sinh |
III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Sử dụng phép đối, điển cố - Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. 2. Ý nghĩa văn bản Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống. |
● Hoạt động luyện tập
- Nêu cảm nhận về cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong bài thơ Nhàn
Gợi ý:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Nhưng sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong cảnh ẩn dật.
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch.
- Triết lí sống của ông là tư tưởng nhân sinh của đạo Nho, ứng xử trong thời loạn: kẻ sĩ “an bần lạc đạo” (yên phận với cái nghèo, vui với đạo), sống chan hòa với thiên nhiên, giữ cho tâm hồn luôn thanh cao.
- Nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là nhân cách của một nhà Nho ẩn sĩ: cao cả, trong sạch.
● Hoạt động vận dụng (HS làm ở nhà)
- Hai tác phẩm Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi và Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những bài thơ viết về cuộc sống ẩn dật. Anh chị hãy phân tích vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ. Trên cơ sở hiểu biết về thời đại và cuộc đời các tác giả. Lí giải sự khác nhau trong quan niệm ẩn dật của hai nhà thơ?
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ (lối sống thú vị của người xưa: con người được tự do, tìm sự hòa hợp với tự nhiên, giải thoát khỏi gò bó của đời thường, của danh lợi, có sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác).
5. Dặn dò
- Đọc thuộc bài thơ. Sưu tầm những câu thơ thể hiện triết lí Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Soạn bài : Đọc “Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du).
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Đọc "Tiểu Thanh Kí"
- Giáo án Văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
- Giáo án Văn 10 bài Vận nước
- Giáo án Văn 10 bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
- Giáo án Văn 10 bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)