Giáo án Văn 10 bài Đọc Tiểu Thanh Kí

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ.

- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

- Hiểu cảm thông với cuộc đời nàng Tiểu Thanh, hiểu tâm sự của Nguyễn Du.

4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân

- Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Năng lực tự học, giao tiếp, ứng xử.

- Năng lực thưởng thức văn học…

- Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy, Tài liệu tham khảo.

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm?

- Nêu cách hiểu về chữ “ Nhàn” trong bài thơ.

3. Bài mới

● Hoạt động khởi động

GV: Đoạn thơ sau viết về nhân vật nào, là lời của ai, trích trong tác phẩm nào? Từ đó tìm ra đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của mình.

Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

HS: Trả lời

GV dẫn dắt vào bài mới: Từ tiếng thơ “rưng rưng” khi viết về cô Cầm, người đàn bà gảy đàn ở Long Thành đến Đạm Tiên, Thúy Kiều, dường như mọi nỗi đau khổ của cuộc đời trong xã hội cũ, Nguyễn Du dành sự chia sẻ và cảm thông cho người phụ nữ. Trong cuộc đời và số phận bất hạnh ấy, ta không thể quên Tiểu Thanh sống cách Nguyễn Du trên ba trăn năm. Nguyễn Du đã tìm thấy tiếng nói đồng cảm với cuộc đời của nàng. Để thấy được tấm lòng ấy của Nguyễn Du như thế nào, ta tìm hiểu bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”.

● Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Tìm hiểu chung

Sử dụng kĩ thuật động não

GV: Dựa vào tiểu dẫn trong sgk, nêu những nét chính về Tiểu Thanh

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Nhận xét, chốt ý chính

GV: Nêu xuất xứ và thể loại bài thơ?

HS: Trả lời

GV: Nhấn mạnh – Gợi ý hai cách hiểu về nhan đề bài thơ

I. Tìm hiểu chung

1. Vài nét về nàng Tiểu Thanh (1594 – 1612).

+ Là một cô gái TQ có tài và có sắc, sống vào đầu thời Minh

+ Làm vợ lẽ một gia đình quyền quý. Vợ cả là người hay ghen, bắt cô sống riêng một mình. Đau buồn, cô sinh bệnh rồi mất ở tuổi 18.

+ Nỗi niềm của cô được gửi vào trong thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đốt. Chỉ còn một số bài sót lại (phần dư )

2. Văn bản

- Xuất xứ: “Thanh hiên thi tập”.

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Nhan đề: + Đọc tập thơ của Tiểu Thanh

+ Đọc truyện viết về Tiểu Thanh

Đọc hiểu văn bản

GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản - Đọc diễn cảm cả phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và ba bản dịch thơ với giọng buồn thương, cảm thông da diết. Hai câu cuối đọc đau đớn, lo âu, thảng thốt

Sử dụng kĩ thuật động não

GV: Nhận xét gì về hình ảnh từ ngữ trong hai câu đầu? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng?

HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Câu thơ thứ hai gợi cho ta xúc cảm gì của Nguyễn Du

HS: Câu thơ thể hiện sự xót thương của Nguyễn Du trước con người tài hoa mà bị vùi dập chỉ còn lại “Mảnh giấy tàn”.

GV: Định hướng chung

GV: Nhắc đến “ Son phấn” và “Văn chương” em liên tưởng đến điều gì? ? Tác giả bày tỏ tình cảm gì với số phận và tài năng của nàng Tiểu Thanh?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Nhận xét, Bình giảng những từ ngữ khó để học sinh cảm nhận được ý thơ, hiểu được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ

GV: Em hãy giải thích ‎ nghĩa của cụm từ “cổ kim hận sự”, “thiên nan vấn”?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: liên hệ và tích hợp với Truyện Kiều🡪 thuyết ‘tài mệnh tương đố’

? Tại sao Nguyễn Du lại tự nhận mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh?

HS: Suy nghĩ. trả lời

? Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ? Tác dụng?

HS: Trả lời

GV: Chốt ý

Hoạt động nhóm : sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn

GV : Cho biết trong hai câu cuối tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Ý nghĩa ? Nếu được trả lời Nguyễn Du, em trả lời như thế nào?

HS: Thảo luận theo bàn, trả lời

GV: Nhận xét, gợi ý cách hiểu chung

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc- chú thích

2. Tìm hiểu văn bản

a. Hai câu đề

- Hình ảnh: Tây hồ Xưa : Cảnh đẹp

Nay : Gò hoang

- Nghệ thuật : tượng trưng, đối lập → Những thay đổi bể dâu trong cuộc đời

- Từ ngữ: Độc điếu - nhất chỉ thư

(một mình viếng) - (một tập sách)

(Một người đơn độc viếng một hồn đơn độc)→ Tâm trạng buồn đau tiếc nuối

=> Tiếng thở dài của nhà thơ trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn → Nguyễn Du có sự đồng cảm đến tri âm sâu sắc

b. Hai câu thực.

+ Chi phấn: sắc đẹp

+ Văn chương: tài năng

→ vẻ đẹp lí tưởng >< chôn vùi, đốt bỏ → Nỗi oan của sắc và tài

Nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ, phép đối → Gợi lại cuộc đời bi thương và oan trái của Tiểu Thanh → Nỗi đau xót của nàng Tiểu Thanh, thể xác bị vùi dập, đày đọa (khi còn sống) và tài năng bị huỷ diệt (lúc đã chết) → sự bất công trong xã hội

=> Tác giả bộc lộ cảm thông sâu sắc, oán trách thế lực hắc ám đã vùi dập cuộc đời người con gái tài hoa.

c. Hai câu luận

- Câu 5:

+ Cổ kim hận sự : mối hận từ xưa đến nay (từ Tiểu Thanh🡪 Nguyễn Du).

+ Thiên nan vấn: khó hỏi trời

→ Tại sao người tài hoa lại bạc mệnh như vậy? → sự bất công không thể giải quyết → bi kịch.

→ Từ số phận nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát quy luật nghiệt ngã "tài mệnh tương đố”, "hồng nhan bạc phận”

- Câu 6:

+ Phong vận kì oan: nỗi oan lạ lùng từ vết phong nhã.

+ Ngã tự cư: tự đặt mình vào.

→ Tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với nàng Tiểu Thanh

=> Nghệ thuật:đối- Niềm cảm thông với những kiếp người tài hoa bạc mệnh → Mối đồng cảm sâu sắc

d. Hai câu kết

- Câu hỏi tu từ: “Chẳng biết?” Một câu hỏi buồn thống thiết:

Khóc người - hóa ra khóc mình

Thương người - thương mình.

→ Thể hiện nỗi lo lắng, băn khoăn, trăn trở, hoài nghi của nhà thơ về tương lai, số phận của mình cũng như hoài nghi về tình đời và tình người → nỗi cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời => Khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ.

Tổng kết

Sử dụng kĩ thuật động não

GV: Nhận xét chung về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?

HS: Suy nghĩ, trả lời

GV: Chốt ý

- Đồng thời giáo dục hs về thái độ trân trọng, kính mến các bậc tài danh trong xã hội xưa và nay.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật

- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí.

2. Nội dung

Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khát khao tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.

● Hoạt động luyện tập

- Cảm nhận về tình cảm của Nguyễn Du thể hiện trong bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí?

- Gợi ý: Tình cảm của Nguyễn Du:

+ Cảm thông, thương xót,

+ Thương người rồi thương mình.

+ Tố cáo xã hội phong kiến vùi dập cái tài, cái đẹp.

● Hoạt động vận dụng(HS làm ở nhà)

- Từ bài thơ “Độc tiểu Thanh kí” cùng với “Truyện Kiều” đã học ở lớp 9, em hãy cho biết: Vấn đề gì được Nguyễn Du trăn trở trong các sáng tác của mình?

- Dựa vào nội dung bài thơ, lí giải tại sao Nguyễn Du lại có sự đồng cảm, tri âm sâu sắc với Tiểu Thanh? Em hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du gửi gắm trong bài thơ này?

4. Củng cố

- Giá trị nhân đạo sâu sắc của bài thơ.

5. Dặn dò

- Học thuộc bài thơ.

- Tìm đọc bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của Tố Hữu. Từ đó chỉ ra niềm đồng cảm của Tố Hữu với Nguyễn Du.

- Chuẩn bị bài : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học