Giáo án Văn 10 bài Vận nước

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức:

- Bài Vận nước: Hiểu được quan niệm của một bậc đại sư về vận nước. từ đó thấy được tấm lòng đối với đất nước của tác giả. Nắm được cách sử dụng và so sánh của bài thơ.

- Bài Cáo bệnh bảo mọi người: Cảm nhận được tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hóa; năm được cách sử dụng từ ngữ , nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ.

- Bài “Hứng trở về”: Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương xứ sở, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhà thơ; Thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi và quen thuộc.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc các bài thơ giàu triết lí thể đường luật: Thể ngũ ngôn tứ tuyệt, thể kệ...

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình yêu đất nước, quê hương, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

4. Các năng lực hướng tới:

- Năng lực thu thập và xử l‎ý thông tin trong văn bản.

- Năng lực xử lý các tình huống đặt ra trong văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi thảo luận.

- Giáo viên: SGK, Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, Thiết kế bài dạy.

- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn - trả lời các câu hỏi ở sgk

1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp
Ngày dạy
Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du).

- Nêu sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ?

- Đóng góp mới của ông cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX?

3. Bài mới

● Hoạt động khởi động

- Kể tên các nhà sư có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà?

- GV dẫn dắt: Một số nhà sư, dù họ đi tu nhưng tấm lòng của họ luôn hướng về dân về nước. Pháp Thuận, Mãn Giác là hai trong số những nhà sư như thế

● Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Tìm hiểu chung

HS đọc phần tiểu dẫn

- Nêu vài nét về tác giả PT?

Thông tin mở rộng: GV nói rõ về hoàn cảnh đất nước thời Tiền Lê.

- Tìm chủ đề bài thơ?

Đây là lời nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành về kế sách dựng nước lâu dài.

Đọc – hiểu

- Hai câu thơ mở đầu nói về nội dung gì?

- Tác giả mượn hình ảnh gì để nói về vận nước? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này là biện pháp gì? So sánh như vậy nhằm diễn tả điều gì?

- Tìm hiểu tâm trạng của tác giả được bộc lộ qua hai câu thơ này?

HS động não trả lời

GV chốt lại

- Nội dung hai câu thơ cuối?

- Đường lối trị nước ấy được thể hiện cô đọng qua từ ngữ nào?

Hs trả lời

GV chốt lại

- Đọc lại phần tiểu dẫn và cho biết “Vi vô” trong câu thơ này được hiểu ntn?

Hs trả lời

GV chốt lại

- Tư tưởng, phương sách ấy hướng đến mục đích gì? Vì ai?

HS động não trả lời

GV chốt lại

Liên hệ Nguyễn Trãi:

“Việc nhân nghĩa … yên dân”

“Dân giàu … đòi phương”

- Điều đó phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc?

- Nhận xét về đường lối trị nước của tác giả?

Tổng kết

- Nêu những nét khái quát về nghệ thuật?

- Ý nghĩa lớn nhất của bài thơ là gì?

Bài 1: Vận Nước (Quốc tộ) – Pháp Thuận

I. Giới thiệu chung:

+ Tác giả: Là nhà sư có kiến thức uyên bác, có tài văn thơ, tích cực tham gia vào việc xây dựng nhà Tiền Lê và được vua rất tin dùng, kính trọng.

+ Đây là bài thơ có tên tác giả sớm nhất của VHVN, được sáng tác năm 981-982.

+ Chủ đề: bài thơ bộc lộ tư tưởng trị nước, cách nhìn xa trông rộng của một nhà sư.

II. Đọc – hiểu

1. Hai câu đầu: Đất nước trong cảnh thái bình thịnh vượng

* Quốc tộ như đằng lạc.

So sánh vận may của đất nước như dây mây leo quấn quýt → phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc, gồm nhiều yếu tố để duy trì sự phát triển thịnh vượng dài lâu, vững bền.

* Câu thơ thể hiện sự am hiểu sâu sắc về tư tưởng trị nước và tâm trạng đầy tự hào, lạc quan, tin tưởng vào tương lai đất nước của tác giả.

2. Hai câu sau: Vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc.

* Vô vi: thuận theo lẽ tự nhiên → nhà vua, triều đình phong kiến phải làm những gì thuận với tự nhiên, lẽ phải, hợp với lòng người → Phương sách lấy đức trị dân.

* Thái bình – muôn dân, toàn dân tộc → Khát vọng hòa bình, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

* Câu thơ thể hiện tầm nhìn sáng suốt trong đường lối trị nước của một con người có ý thức trách nhiệm cao đối với đất nước, dân tộc.

III. Tổng Kết

+ Nghệ thuật: Cách sử dụng hình ảnh so sánh,bài thơ giàu ý nghĩa, cô đọng, hàm súc

+ Nội dung: bài thơ có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn hòa bình; thể hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm đến vận mệnh đất nước của tác giả.

Tìm hiểu chung

HS đọc phần tiểu dẫn.

Đọc – hiểu

HS đọc bài thơ.

Thảo luận nhóm:

Nhóm 1,2: bốn câu đầu

- Bốn câu đầu nói lên quy luật gì của tự nhiên, của đời người?

- Hai câu đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên: vận động biến đổi? Tuần hoàn? Sinh trưởng?

- Câu 3-4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người?

- Thái độ của tác giả qua 4 câu thơ trên?

Đại diện nhóm trình bày

Nhóm còn lại bổ sung

Gv chốt lại

Nhóm 3,4: hai câu cuối

- 2 câu cuối có mâu thuẫn với câu đầu không? Vì sao?

- Câu cuối có phải là thơ tả cảnh thiên nhiên không?

- Em cảm nhận ntn về hình tượng cành mai? Nêu ý nghĩa của hình tượng đó?

Đại diện nhóm trình bày

Nhóm còn lại bổ sung

Gv chốt lại

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

- Tác giả đã bộc lộ tâm trạng gì qua bài thơ này?

- Nêu giá trị, ý nghĩa giáo dục của bài thơ?

HS động não trả lời

GV chốt lại

Bài 2: Cáo bệnh bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác thiền sư

I. Giới thiệu chung:

Xem SGK

II. Đọc – hiểu

1. Bốn câu đầu: quy luật biến đổi của tự nhiên và đời người.

+ Thiên nhiên: - xuân đi – hoa rụng

- xuân đến – hoa nở

→ Quy luật tuần hoàn, sinh trưởng (sự luân hồi của tự nhiên).

Lưu ý vị trí của câu 1 và 2 → Quy luật tuần hoàn biến đổi không chỉ diễn ra trong một kiếp, một vòng đời.

+ Con người: - việc đời – qua

- tuổi già – đến

→ Quy luật vận động biến đổi (sinh – lão – bệnh – tử).

→ Thái độ tiếc luyến vì thời gian trôi nhanh, cuộc đời cũng qua nhanh mà mình thì chưa làm được gì.

2. Hai câu cuối: quan niệm về lẽ sống.

+ Hình ảnh tượng trưng: xuân tàn - cành mai.

- Phủ nhận quy luật vận động biến đổi.

- Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước quy luật khắc nghiệt của tự nhiên.

→ Thể hiện nét đẹp của tinh thần (tư tưởng, tình cảm, ý chí, nghị lực …) lạc quan mạnh mẽ, kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc.

III. Tổng Kết

+ Nghệ thuật: mang tính triết lý sâu sắc; sử dụng từ ngữ tương phản giàu biểu tượng, kết cấu chặt chẽ.

+ Nội dung: bài thơ bộc lộ tâm trạng lạc quan, bình thản của tác giả trước cuộc đời. Qua đó giáo dục con người phải có bản lĩnh sống và biết chọn lựa một cuộc sống có ý nghĩa. thể hiện tinh thần ý chí bất diệt của con người.

GV HDHS tìm hiểu bài Quy hứng.

Hs đọc phần tiểu dẫn.

- Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Ngạn?

- Tìm những hình ảnh được nhắc đến trong hai câu thơ đầu? Nỗi nhớ quê hương ở đây có gì đặc sắc?

Hs thảo luận, trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung: Liên hệ với ca dao về tình yêu quê hương đất nước: “Anh đi anh nhớ quê nhà...”,...

- Cách bộc lộ tâm trạng, tình cảm của tác giả ở hai câu cuối có gì khác với ở hai câu đầu? Đó là tình cảm gì?

Bài 3: Hứng trở về

1. Vài nét về tác giả:

- Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), hiệu là Giới Hiên.

- Đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, làm quan đến chức thượng thư, đi sứ năm 1314-1315.

- Tác phẩm còn lại: Giới Hiên thi tập.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ:

a. Hai câu đầu:

- Hình ảnh: dâu, tằm, hương lúa, cua đồng béo → dân dã, bình dị, quen thuộc.

- Hai câu thơ ngỡ như thuần gợi tả những sự vật gắn với cuộc sống bình dị của quê hương.

Nhưng đó là những hình ảnh hiện hữu trong tâm trí của bậc quan cao chức trọng, một sứ thần trên đất Giang Nam phồn hoa đô hội.

→ Nỗi nhớ quê hương rất cụ thể, da diết, chân thành.

→ Sự gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị, dân dã nơi quê nhà, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

- Sử dụng những hình ảnh thơ trên, tác giả còn bộc lộ quan niệm thẩm mĩ: cái đời thường, bình dị cũng là đối tượng thẩm mĩ → góp phần khẳng định xu hướng bình dị, phá vỡ tính quy phạm, tính trang nhã của VHTĐ.

b. Hai câu cuối:

- Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, tình cảm.

- Kiểu câu khẳng định: Dầu... chẳng bằng...

- Biện pháp nghệ thuật đối lập: nghèo >< vẫn tốt

→ Niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.

🞂 Tiểu kết: Từ nỗi nhớ quê hương đến niềm tự hào dân tộc, tác giả bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước

- Hình thức : đúng hình thức đoạn văn (10 dòng).

- Nội dung : thể hiện nỗi lòng người xa quê (nhớ nhung, khắc khoải, mong muốn trở về..).

● Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Viết 1 đoạn văn (10 câu) về nỗi lòng người xa quê.

HS làm bài tập, đọc trước lớp.

GV nhận xét.

● Hoạt động 4. Vận dụng (HS làm ở nhà)

- Tìm các bài thơ có cùng chủ đề với hai bài thơ trên?

4. Củng cố:

- Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của từng bài.

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng các bài thơ.

- Chuẩn bị bài : Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch).

Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD

Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học