Giáo án Văn 10 bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KHTN 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Kiến thức
- Tình cảm chân thành, trong sáng, cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ tươi sáng, gợi cảm.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
3. Thái độ
- Trân trọng tình bạn.
4. Các năng lực hướng tới
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản, năng lực giao tiếp, năng lực thưởng thức văn học…
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, tài liệu chuẩn kiến thức, thiết kế bài dạy, các bài ca dao tham khảo.
- Học sinh: Bài soạn, cảm thụ bài theo nhóm đã phân công. các tư liệu tham khảo theo yêu cầu của giáo viên
1. Ổn định tổ chức lớp:
Lớp | ||||
Ngày dạy | ||||
Sĩ số |
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng và diễn cảm một trong ba bài đọc thêm đã học.
- Trình bày nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
3, Bài mới
● Hoạt động khởi động
- Kể tên các bài thơ viết về tình bạn mà em biết?
- Kể tên các nhà thơ và một số bài thơ Đường (Trung Quốc ) mà em biết?
- Gv dẫn dắt: Thơ Lí Bạch thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao: “Vẫy tay thôi đã rời xa. Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo”. Nhưng người ta vẫn không thể quên được bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”.
● Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung cần đạt |
---|---|
Tìm hiểu khái quát về tác giả - HS đọc sgk phần Tiểu dẫn và trình bày những nét chính về tác giả Hs trình bày Gv hoàn thiện - HS đọc văn bản (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ), chậm rãi, giọng buồn, bâng khuâng, trong sáng - Xác định thể loại, đề tài của bài thơ? Hs trả lời Gv hoàn thiện |
I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: - Học rộng, biết nhiều - Tính hào phóng, thích ngao du - Sáng tác hơn 1000 bài thơ, đề tài phong phú ( chiến tranh, tình yêu, thiên nhiên, tiễn biệt ), cảm hứng lãng mạn, hình tượng đẹp, độc đáo, cảnh sắc lung linh → Thi Tiên 2.Bài thơ: a.Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt b. Đề tài: tiễn bạn( là đề tài khá thường trực trong thơ Lí Bạch, gần 150 bài) c. Bố cục: 2 phần. |
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản - Hai câu thơ đầu gợi cho anh (chị) biết được điều gì về cuộc tiễn đưa? (Cuộc tiễn đưa diễn ra tại đâu? Trong thời gian nào?) - Hãy phân tích sức gợi của từ “cố nhân”, so sánh với từ bạn trong bản dịch? Hs suy nghĩ trả lời Gv chốt ý - Anh (chị) có suy nghĩ gì về hai địa danh được nhắc đến trong 2 câu thơ? - Hai câu đầu có phải chỉ là hai câu tự sự thuần túy không? Hs suy nghĩ trả lời Gv chốt ý - Gv cho thảo luận nhóm về cảm nhận và ý nghĩa những hình ảnh nổi bật ở hai câu này: cánh buồm khuất dần trong bầu trời xanh, dòng sông chảy ngang qua bầu trời - Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam TQ, mùa xuân trên sông hẳn có nhiều thuyền bè qua lại,vì sao Lý Bạch chỉ thấy cánh buồm lẻ loi(cô phàm) của “Cố nhân)? - Em hãy đặt mình vào vị trí của người đưa tiễn nhìn theo cánh buồm xa dần và dòng sông chảy vào cõi trời để cảm nhận tâm tình của thi nhân? - Bài thơ nhuốm những nỗi buồn, đó có thể là những nỗi buồn nào? - Hình ảnh Trường Giang chảy mãi bên trời còn ẩn dụ cho điều gì? Hs thảo luận nhanh trả lời Gv hoàn thiện |
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc 2. Tìm hiểu a. Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn đưa * Cố nhân( bạn cũ, tri âm): xác định sự thân tình, thắm thiết giữa nhà thơ với bạn, gói ghém thái độ quý mến, trân trọng bạn → gợi nỗi niềm lưu luyến, nhớ thương khi xa * Không gian, địa điểm: Tây - Hoàng Hạc lâu: thắng cảnh nổi tiếng của Hồ Bắc(TQ), nơi gặp gỡ, nguồn đề tài không bao giờ cạn của các thi nhân. * Thời gian: Tháng ba - cuối mùa xuân , mùa hoa khói → cảnh đẹp của thiên nhiên cuối xuân,nét đẹp cổ điển của thơ Đường * Nơi đến: Dương Châu - chốn phồn hoa, đô hội. ⇒ Hai câu thơ kể ngắn gọn khung cảnh tiễn đưa, gợi sự chia tay trong im lặng, thấm đẫm tấm lòng người đưa tiễn b. Hai câu sau: Nỗi buồn tiễn bạn * Hình ảnh đối: + Cô phàm >< bích không tận (cánh buồm cô độc,lẻ loi) >< (bầu trời xanh biếc) → sự lẻ loi trong tâm cảnh người đi, kẻ ở + Duy kiến: chỉ nhìn thấy (→ “trông theo”) +Trường giang- thiên tế lưu (dòng sông chảy bên trời): dòng sông trong tâm tưởng → tâm trạng bàng hoàng, sững sờ, cô đơn, trống vắng của tác giả khi bạn khuất xa. ⇒ Hai câu thơ không nói tình mà ta thấy tình, không nói buồn mà ta thấy nỗi buồn mênh mông trĩu nặng, có nỗi buồn vắng, có nỗi buồn xa, có nỗi buồn nhớ, có nỗi buồn lo → tình và cảnh ở đây đã hoà vào làm một → đây là chỗ thần của thơ Đường(ý tại ngôn ngoại). ⇒ Tình bạn thật sâu sắc, tri kỉ, và cũng vĩnh hằng như dòng Trường Giang chảy mãi bên trời. |
Hướng dẫn HS tổng kết. - Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Hs suy nghĩ trả lời Gv chốt ý |
III. TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật: Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.; tình hòa trong cảnh; kết hợp yếu tố trữ tình,tự sự và miêu tả. 2.Ý nghĩa: Tình bạn sâu sắc chân thành điều không thể thiếu được trong mọi thời đại. |
● Hoạt động luyện tập
Trắc nghiệm
1. Cặp quan hệ nào sau đây được dựng lên khá rõ trong bài thơ thể hiện tâm tình của thi nhân ?
A.Xưa-nay
B. Mộng- thực
C. Tiên –tục
D. Hữu- vô
Đáp án: D
2. Hai câu đầu trong bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” thể hiện tâm trạng gì của tác giả:
A.Bồi hồi
B.Lưu luyến
C. Đau buồn
D.Thanh thản
Đáp án: B
3. Hai câu cuối trong bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” thể hiện tâm trạng gì của tác giả ?
A.Cô đơn
B. Buồn đau
C.Tiếc nuối
D.Nhớ nhung
Đáp án: A
4. Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”thể hiện bút pháp nào của Lí Bạch ?
A.Hiện thực
B.Lãng mạn
C. Tả thực
D.Siêu thực
Đáp án: B
- Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về tình bạn trong cuộc sống?
● Hoạt động vận dụng
- Người ta thường cho rằng: Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ ý tại ngôn ngoại”. Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại “ qua bài thơ này?
- Tìm đọc các bài thơ viết về tình bạn của các nhà thơ Việt ở chương trình THCS và cảm nhận nội dung?
4. Củng cố
- Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng bài thơ. Sưu tầm những câu thơ/ bài ca dao hay về tình bạn.
- Chuẩn bị bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Xem thử Giáo án Văn 10 KNTT Xem thử Giáo án Văn 10 CTST Xem thử Giáo án Văn 10 CD
Xem thêm tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 10 trọn bộ cực hay, chuẩn khác:
- Giáo án Văn 10 bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ
- Giáo án Văn 10 Trả bài viết số 3
- Giáo án Văn 10 bài Cảm xúc mùa thu
- Giáo án Văn 10 bài Lầu Hoàng Hạc & Nỗi oan của người phòng khuê
- Giáo án Văn 10 Bài viết số 4 (Kiểm tra học kì)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)