Giáo án bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em trang 77 - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS viết được bài văn kể lại trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể;
- HS tiếp tục rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự (tiếp nối bài 1).
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
- Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Em hãy chia sẻ về một kỷ niệm của em. Kỷ niệm đó có thể là kỷ niệm vui hoặc kỷ niệm buồn. Nhưng đó là kỷ niệm khiến em nhớ mãi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ về những kỷ niệm;
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống, có trải nghiệm đem lại cho em niềm vui, sự tự hào, hạnh phúc; có trải nghiệm để lại trong em nỗi buồn, sự sợ hãi hoặc tiếc nuối, v.v… Nhưng dù thế nào, từ những trải nghiệm đó, em có thể rút ra những bài học để trưởng thành hơn. Ở bài Tôi và các bạn, các em đã được hướng dẫn viết bài văn kể lại một trải nghiệm. Trong bài học này, em sẽ tiếp tục được rèn luyện và phát triển kỹ năng viết bài văn chia sẻ một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân với yêu cầu cao hơn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu của bài văn kể lại một trải nghiệm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Em hãy nhắc lại yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm đã được học ở các tiết học trước. + Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể xưng hô như thế nào? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất là gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng. |
1. Yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất; - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ; - Tập trung vào sự việc đã xảy ra; - Sắp xếp các sự việc, chi tiết theo trình tự hợp lý; - Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể về thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện; - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể; rút ra được ý nghĩa, sự quan trọng của trải nghiệm đối với người viết. |
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
a. Mục tiêu: Từ bài viết tham khảo, nắm được cách viết bài văn và có cho mình ý tưởng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành đọc, phân tích bài viết tham khảo, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Bài viết tham khảo kể về một câu chuyện buồn, một lần hiểu nhầm trong tình bạn. Bài viết có cả bài học mà người viết rút ra từ câu chuyện đó. - GV yêu cầu HS: Đọc bài viết tham khảo và trả lời các câu hỏi: + Vì sao em biết câu chuyện này được kể theo ngôi thứ nhất? + Phần nào, đoạn nào của bài viết giới thiệu câu chuyện? + Bài viết kể về trải nghiệm gì? + Những từ ngữ nào trong bài văn cho thấy câu chuyện được kể theo trật tự thời gian và quan hệ nhân quả? + Những chi tiết nào miêu tả cụ thể thời gian, không gian, nhân vật và diễn biến câu chuyện? + Những từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kể? + Dòng, đoạn nào chỉ ra lý do đây là trải nghiệm có ý nghĩa với người viết, giúp người viết thay đổi thái độ và hành động? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trả lời câu hỏi; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng. |
- Tóm tắt lại câu chuyện: - Trả lời các câu hỏi: + Người kể chuyện xưng “tôi”: Tôi có nhiều trải nghiệm… Nhưng tôi vẫn muốn kể lại… + Đoạn mở bài đã giới thiệu đây là một trải nghiệm buồn có ý nghĩa với người viết. + Trật tự thời gian: Sáng thứ Hai, đúng lúc ấy, lúc quay vào, khi cô chủ nhiệm vào lớp, về nhà…; quan hệ nhân quả: thoáng nhìn thấy Duy → nghĩ là Duy đã vẽ; hiểu lầm Duy → ân hận, v.v… + Chuyện xảy ra vào cuối tháng 9, năm tôi học lớp 6; tôi sầm sập chạy ra sân; Duy ngơ ngác như không hiểu chuyện gì; cả lớp im phăng phắc; Hai má tôi lúc ấy nóng rực lên vì xấu hổ;… + Xấu hổ, ân hận, buồn, sợ hãi, v.v… + Đoạn cuối: Tôi giữ nó trong trí nhớ như một lời nhắc nhở bản thân… |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và bài viết của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. - Hướng dẫn HS tìm ý. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm ý cho bài viết theo Phiếu học tập: Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em
- HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; - Dự kiến sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS trình bày sản phẩm; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức → Ghi lên bảng. |
2. Các bước tiến hành Trước khi viết - Lựa chọn đề tài - Tìm ý - Lập dàn ý Viết bài Chỉnh sửa bài viết |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết đoạn văn, giám sát các ý đã lập;
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
+ HS rà soát, chỉnh sửa bài viết theo gợi ý chỉnh sửa trong SHS;
+ Làm việc nhóm, đọc bài văn và góp ý cho nhau nghe, chỉnh sửa bài nhau theo mẫu:
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp; - Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình). |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung; - Hấp dẫn, sinh động; - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học; - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. |
- Báo cáo thực hiện công việc; - Phiếu học tập; - Hệ thống câu hỏi và bài tập; - Trao đổi, thảo luận. |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Ôn tập giữa học kì 1
- Kiểm tra giữa học kì 1
- Kể về một trải nghiệm của em
- Đọc mở rộng trang 83
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 89
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)