Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 61 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nguyên nhân vì sao khi viết/nói, người ta phải lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu. Dù lựa chọn từ ngữ và lựa chọn cấu trúc câu có sự khác biệt về thao tác, nhưng có chung một mục đích: để sản phẩm ngôn ngữ đạt hiệu quả biểu đạt cao nhất, phù hợp với mục đích giao tiếp.

- Thao tác lựa chọn từ ngữ và lựa chọn cấu trúc câu trong một ngữ cảnh, một kiểu VB với mục đích viết/nói cụ thể.

2. Năng lực

- Nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản.

- Nhận biết phép tu từ điệp ngữ.

3. Phẩm chất: 

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên: 

- Giáo án 

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.  

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV ra câu hỏi tình huống: An và Thảo trong giờ ra chơi đã nhìn thấy một chú chim nhỏ nằm im trên sân trường. An lên tiếng:

- Ôi! Có một con chim đã bị chết rồi.

Thảo tiếp lời: Sau cậu nói vậy? Nó chết đáng thương như vậy, mình phải dùng từ là con chim đã hi sinh chứ?

Theo em, em đồng tình  với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV dẫn dắt: Như vậy, việc lựa chọn từ ngữ hay cấu trúc câu trong tạo lập văn bản có vai trò rất quan trọng, thể hiện được nội dung, thông điệp mà người viết muốn truyền tải. Đồng thời, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ, dấu ấn cá nhân của người viết. Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành về cách lựa chọn từ ngữ, cấu trúc câu trong văn bản.

HS lựa chọn cách nói của bạn An. Từ “hi sinh” cũng đồng nghĩa với chết nhưng chỉ dùng cho những người chịu sự tổn hại về vật chất, tinh thần  nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a) Mục tiêu: Nắm được cách lựa chọn từ ngữ phù hợp trong văn bản.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Củng cố lý thuyết

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi, HS thảo luận theo nhóm:

+ Trong nói và viết, em có thường xuyên câ nhắc, lựa chọn khi sử dụng từ ngữ không? 

+ Theo em, muốn lựa chọn từ ngữ phù hợp trong câu, ta cần phải làm gì? 

+ Khi viết câu, em cần chú ý những yếu tố nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ 

Dự kiến sản phẩm:

+ Muốn lựa chọn từ ngữ phù hợp cần hiểu nghĩa của từ định dùng.

+ Khi viết câu cần chú ý đúng ngữ pháp và mục đích của câu nói.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức: Muốn sử dụng từ ngữ phù hợp với văn bản và đạt hiệu quả sử dụng cao, cần chú ý tới nghĩa của từ mà chúng ta định sử dụng. Đồng thời, lựa chọn cấu trúc câu trong văn bản cần chú ý tới ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản để chọn cấu trúc phù hợp. 

NV2: Bài tập 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. 

GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ để tìm ra nghĩa, hoàn cảnh sử dụng. Từ đó giải thích và lựa chọn từ phù hợp cho câu văn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.



NV3: Bài tập 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2. 

GV hướng dẫn HS: ghi câu trả lời vào vở bài tập. Thử đưa các từ vào câu văn và xem từ ngữ nào phù hợp nhất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: HS viết vào vở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

NV4: Bài tập 3

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc và suy nghĩ bài 3.

- GV hướng dẫn HS làm bài thông qua trả lời các câu hỏi:

+ Trong câu (a), cụm từ in đậm đóng vai trò gì trong câu và tác dụng của nó? Từ đó, nếu bỏ cụm từ thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi ra sao?

+ Trong câu (b) (c) nói đến thứ tự các hoạt động, nếu thay đổi thứ tự đó có ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của câu không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV5: Bài tập 4 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm

Gv gợi ý HS để thực hiện bài tập số 4 có thể thực hiện theo các thao tác:

- Nhận xét sự khác biệt về nghĩa của câu gốc và câu thay đổi cấu trúc.

- Đặt câu đã thay đổi cấu trúc vào vị trí câu gốc trong văn bản.

- Kiểm tra xem có phù hợp không

- Kiểm tra xem câu có phù hợp không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Lý thuyết

1. Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản

- Cần lựa chọn, sử dụng từ phù hợp nhất trong nói và viết.

2. Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản

- Khi viết, cần chú ý những yếu tố:  tạo câu đúng ngữ pháp, chú ý ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản.






























II. Luyện tập

Bài tập 1/ trang 61

a. Trong câu: “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao ”, không thể dùng từ kiểu để thay cho vẻ được. Hai từ này tuy gần nghĩa, nhưng vẫn có những nét khác nhau. Từ kiểu thường dùng để nói về hành động của con người (kiểu ăn nói, kiểu đi đứng, kiểu ăn mặc,...) hoặc một dạng riêng của đối tượng (kiểu nhà, kiểu quần áo, kiểu tóc, kiểu bài,...), trong khi vẻ thường dùng để chỉ đặc điểm, tính cách của con người (vẻ trầm ngâm, vẻ sôi nổi, vẻ lo lắng,...).


b. Từ khuất được dùng trong câu: “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi củng đã lớn.” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là “chết” như: mất, từ trần, hi sinh. Nhắc đến cái chết của mẹ, người con dùng từ khuất thể hiện cách nói giảm, nhằm giấu bớt nỗi đau mất mát.


c. Trong tiếng Việt, xúc động, cảm động, xúc cảm là những từ gần nghĩa chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với nhau. Xúc động biểu hiện cảm xúc mạnh hơn so với cảm động hay xúc cảm. Vì thế, từ xúc động là sự lựa chọn phù hợp nhất cho câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động không nguôi”

Bài 2/ trang 62

a. phản ứng

b. hoàn hảo

c. quan sát

d. nỗ lực




















Bài  3/ trang 62

a. cụm từ giờ đây khi hổi tưởng lại là trạng ngữ. Thành phần này thông báo về thời gian xảy ra sự việc. Nếu bỏ trạng ngữ, câu văn sẽ không còn cụ thể, vì không xác định rõ hành động đó xảy ra vào lúc nào.

b. Câu văn “Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.” cho biết hành động đứng lên phải diễn ra trước khi trả lời câu hỏi. Nếu viết lại thành: “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.” thì các hành động không theo trật tự hợp lí như từng xảy ra trong thực tế.

c.  “Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.” miêu tả hai hành động diễn ra theo thứ tự trước sau: “tiến lên phía trước” rồi mới có thể “bắt tay thầy giáo”, vì thầy ở phía trên bục giảng, J cùng các bạn ngồi ở bàn HS, phía dưới. Nếu đổi cấu trúc: “Dến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.” thì hoá ra thầy và trò vốn đã đứng sẵn bên nhau, dễ dàng bắt tay nhau, hành động “tiến lên phía trước” sẽ thành vô nghĩa.






Bài 4/ trang 36

a. Câu “Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.” có hai vế, vế đẩu nêu băn khoăn về một điểu chưa rõ, vế sau đưa ra một dự đoán nhằm giải thích cho điều chưa rõ ở trên. Nếu đổi cấu trúc thành “Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.” thì lời giải thích lại xuất hiện trước điểu băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào VB sẽ thấy không hợp lí.

b. Quan sát hai câu này, ta có thể nhận thấy sự khác biệt về nghĩa. Hai vế: điều quá nghiêm trọng và “căn bệnh” hết cách chữa được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, và đó là điều không ổn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi(Thảo luận nhóm)

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV  chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận:

Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các emthảo luận.

- HS xác định yêu cầu của bài tập và thảo luận.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

-  GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

GV chốt: Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Nên bài học này có ý nghĩa thiết thực trước hết với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý: tác giả là một người tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt, một trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kì. Bài này được trích từ cuốn sách “Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh” của tác giả. Như vậy, theo tác giả, không riêng gì các bạn trẻ, mà cả những người trưởng thành nhiều khi cũng chuwaa nhận thức đầy đủ về sự khác biệt vô nghĩa và sự khác biệt có ý nghĩa, trong khi sự khác biệt là phương châm sống, là đòi hỏi bức thiết của mọi người. Vì vậy bài học được rút ra từ suy ngẫm của tác giả có giá trị đối với bất cứ ai.

- Yêu cầu HS nắm kiến thức về văn bản và thực hành Tiếng Việt.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi qua trò chơi “Ngôi sao may mắn”.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1:  Người viết gọi sự khác biệt do bản thân mình và số đông học sinh trong lớp tạo ra là “sự khác biệt vô nghĩa” là vì:

A. Đó là sự khác biệt không có giá trị.

B. Đó là sự khác biệt thường tình.

C. Đó là sự khác biệt có tính chất hài hước

D. Đó là sự khác biệt không nghiêm túc.

Câu 2. Lí do người viết gọi sự khác biệt do J tạo ra là “sự khác biệt có ý nghĩa”:

A. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác ngạc nhiên.

B. Vì sự khác biệt ấy tạo nên bởi một cá nhân.

C. Vì sự khác biệt ấy cho thấy nhận thức và bản lĩnh của một cá nhân.

D. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác không thể làm theo.

Câu 3. Thái độ của người viết đối với “sự khác biệt có ý nghĩa” qua cách thể hiện của J:

A. Không quan tâm vì không phải là điều mình thích.

B. Kinh ngạc vì thấy J không giống ai.

C. Xem thường, vì J chẳng có biểu hiện gì nổi bật.

D. Ngạc nhiên và nể phục.

Câu 4. Có thể hoán đổi vị trí của hai từ “nghiêm khắc” và “nghiêm túc” ở câu sau được không? Vì sao?

        Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn các em chơi trò chơi.

- HS xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện cá nhân.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV hướng dẫn các em cách trả lời.

- HS trả lời các câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

-  GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- Yêu cầu HS nắm kiến thức về văn bản và thực hành Tiếng Việt.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học