Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 9 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt có yếu tố “giả” nhằm phát triển vốn từ Hán Việt.

- Luyện tập về từ ghép, từ láy, biết phân biệt hai loại từ này.

- HS củng cố kiến thức về cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ, nắm được ý nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ.

HS luyện tập về biện pháp so sánh, biết sử dụng trong khi nói và viết.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện từ Hán Việt, từ ghép, từ láy và chỉ ra được các từ loại trong văn bản, .... 

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt yêu cầu nhớ lại kiến thức tiếngViệt từ tiểu học và trả lời:Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.

- Dự kiến sản phẩm: Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy;

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghĩa của từ ngữ (Từ Hán Việt)

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp & giao nhiệm vụ: Bài tập 1/SGK/trang 9. 

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả

- Làm việc nhóm (trao đổi, chia sẻ và thống nhất câu trả lời).

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.


Bài tập 1: 

STT

    Yếu tố        Hán Việt A

  Từ Hán Việt

   (A + giả)                     

                       Nghĩa của từ Hán Việt

    1

      tác 

       tác giả

người tạo ra tác phẩm, sản phẩm  (bài thơ, bài văn, ...)

    2

      độc

       độc giả

người đọc

    ...

        ...

         ...

...

Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ghép và từ láy 

a. Mục tiêu: Luyện tập về từ ghép, từ láy, biết phân biệt hai loại từ này.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm bàn & đặt câu hỏi: Bài tập 2/SGK/Trang 10

- Giao nhiệm vụ: HĐ cá nhân chia sẻ

Xác định từ ghép vá từ láy trong những câu sau: Mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp. Cho biết cơ sở để xác định như vậy?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc yêu cầu bài tập và thực hiện.

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên báo cáo, chia sẻ.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Báo cáo, chia sẻ kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.

- Chốt kiến thức.

- Chuyển dẫn sang câu hỏi 3.

II. Từ ghép và từ láy

Bài tập 2

- Từ ghép: xâm phạm, tài giỏi, lo sợ, gom góp, mặt mũi, đền đáp.

- Từ láy: vội vàng, hoảng hốt.


Hoạt động 3: Tìm hiểu về cụm từ 

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về cấu tạo của cụm động từ, cụm tính từ, nắm được ý nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Chỉ ra cụm động từ và tính từ trong những cụm từ sau: Chăm làm ăn, xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ, oai phong lẫm liệt. Chọn  một cụm động từ, một cụm tính từ và đặt câu với mỗi cụm từ được chọn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS nhận diện cụm động từ, cụm tính từ trong các cụm từ đã cho bằng cách xác định được: Cấu tạo của cụm từ (thành phần trung tâm, thành phần phụ), từ loại của thành phần trung tâm...

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

III. Cụm từ (cụm động từ, cụm tính từ)Bài tập 3

- Cụm động từ: xâm phạm/ bờ cõi, cất/ tiếng nói, lớn/ nhanh như thổi, chạy/ nhờ. 

- Cụm tính từ: chăm/ làm ăn.

- Đặt câu: 

Ví dụ: Giặc Ân đã xâm phạm bờ cõi nước ta. 



Hoạt động 4: Tìm hiểu về biện pháp tu từ (so sánh)

a. Mục tiêu: HS luyện tập về biện pháp so sánh, biết sử dụng trong khi nói và viết.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: Lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ. Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và tìm câu có biện pháp so sánh.

GV hướng dẫn HS phát hiện ra cấu trúc của phép so sánh trong cụm từ và vận dụng theo yêu cầu bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

IV. Biện pháp tu từ (so sánh)

Bài tập 4

- Cấu trúc của phép so sánh trong cụm từ: lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ là “A như B”.

- Vận dụng: 

 + Giặc Ân chết như ngả rạ. 

 + Thánh Gióng lớn nhanh như thổi


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

? Nếu đóng vai sứ giả kể ngắn gọn truyện Thánh Gióng thì em sẽ kể như thế nào? 

B2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV hướng dẫn HS: Cách xác định ngôi kể, sự việc, giọng kể...

HS xác định ngôi kể, giọng kể, liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện.

B3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS xung phong trả lời câu hỏi

- Tham gia nhận xét, bổ sung...

B4: Kết luận, nhận định:

- Kể theo ngôi thứ nhất. Đảm bảo những sự việc chính.

+ Giọng kể truyền cảm, thay đổi phù hợp.

* GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực vẽ tranh, sử dụng CNTT trong học tập.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Sưu tầm thêm các dị bản về truyền thuyết Thánh gióng?

? Tìm hiểu về gương anh hùng trong cuộc sống đời thường? (gần đây)

? Vẽ tranh minh hoạ cho truyện - Nhóm có thể tạo thành tập truyện tranh.

- HS chọn 2 trong 3 nội dung trên làm và nộp sản phẩm về gmail của GV hoặc chụp lại gửi qua zalo nhóm lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học