Giáo án bài Kể lại một truyền thuyết - Kết nối tri thức
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Kể lại truyền thuyết một cách đầy đủ, chính xác
2. Về năng lực:
- Biết kể chuyện ở ngôi thứ ba.
- Biết cách nói và nghe phù hợp tường thuật theo lối kể chuyện thông thường.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái, yêu nước, tự hào về lịch sử và truyền thống văn hoá của dân tộc,có khát vọng cống hiến vì những giá trị của cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ | |||
Nhóm:………. | |||
Tiêu chí |
Mức độ |
||
Chưa đạt (Dưới 5 điểm) |
Đạt (Từ 5-7 điểm) |
Tốt (Từ 8-10 điểm) |
|
1. Chọn được câu chuyện hay, có ý nghĩa |
Chưa biết lựa chọn truyền thuyết . |
Có truyền thuyết để kể nhưng chưa hay. |
Câu chuyện hay và ấn tượng. |
2. Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn |
ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu câu chuyện. |
Nội dung câu chuyện đầy đủ các chi tiết quan trọng. |
Nội dung câu chuyện đầy đủ các chi tiết quan trọng và có sự chuyển ý giữa các sự việc. |
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. |
Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng… |
Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu. |
Giọng kể thay đổi linh hoạt, có lúc trang nghiêm, có lúc truyền cảm, hào sảng, trầm lắng.. |
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. |
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. |
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. |
Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. |
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí |
Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. |
Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. |
Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. |
TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.
- HS quan sát video, lắng nghe câu chuyện được kể và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm:
- HS xác định được nội dung của tiết học là kể lại một truyền thuyết
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS:
? Nội dung của đoạn video? Em học được điều gì khi kể chuyện qua đoạn video trên?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân
- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung theo dõi video (nếu có).
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
a) Mục tiêu:
- HS xác định được mục đích nói và người nghe
- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói
b) Nội dung:
- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Mục đích nói của bài nói là gì? ? Những người nghe là ai? ? Em cần chuẩn bị những gì cho bài nói của mình? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu hỏi của GV. - Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi. - Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ. B3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b. |
I. TRƯỚC KHI NÓI 1. Chuẩn bị nội dung - Xác định mục đích nói và người nghe (SGK). - Học sinh đọc lại, nhớ lại nội dung của truyền thuyết định kể, đánh dấu những nội dung quan trọng cuả truyền thuyết; lập bảng tóm tắt những sự việc chính, xác định giọng kể. 2. Tập luyện - Tập nói một mình. - Luyện nói theo nhóm cặp. - Có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như âm nhạc, tranh ảnh, đạo cụ... |
Hoạt động 2: Trình bày bài nói
a) Mục tiêu:
- Luyện kĩ năng nói cho HS
- Giúp HS nói đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.
b) Nội dung: GV yêu cầu:
- HS kể lại truyền thuyết đã được học hay đã biết & nhận xét HĐ nói của bạn.
c) Sản phẩm: Sản phẩm nói của HS
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIÊN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS kể lại truyền thuyết đã được học hay đã biết - Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ - - Học sinh đọc lại,nhớ lại nội dung của truyền thuyết định kể, đánh dấu những nội dung quan trọng cuả truyền thuyết - GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí B3: Thảo luận, báo cáo - HS nói (4 – 5 phút). - GV hướng dẫn HS nói B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. |
II. TRÌNH BÀY NÓI - HS nói trước lớp - Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (kể lại một Truyền thuyết). + Nội dung nói đảm bản các sự việc chính theo trình tự nhất đinh, có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… phù hợp. |
Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.
Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - Yêu cầu HS đánh giá B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét ý kiến của HS và kết nối sang hoạt động sau. |
III. TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI - Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Nhận xét của HS |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Đóng vai một trong các nhân vật Thánh Gióng, Sơn tinh, Thủy Tinh, Vua Hung...kể lại câu chuyện.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS: Liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật xưng “tôi”.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập 1: Sưu tầm một số bản kể của các truyền thuyết đã học. So sánh và nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:
- Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 25
- Thạch Sanh
- Thực hành tiếng Việt trang 30
- Cây khế
- Thực hành tiếng Việt trang 35
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)