Giáo án bài Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 77 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Tri thức Ngữ văn: Khái niệm văn bản, đoạn văn trong văn bản, các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, văn bản đa phương thức.từ mượn và hiện tượng vay mượn từ.

- Giúp học sinh hiểu biết về văn bản thông tin và cách truyền đạt thông tin, thông qua những văn bản cụ thề nói về sự sống trên Trái Đất, về trách nhiệm của chúng ta đối với việc bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm chức năng của văn bản và đoạn văn; biết cách triển khai văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả, tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn văn trong văn bản thông tin trong một văn bản thông tin có nhiều đoạn. 

- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản thông tin; chỉ ra được các mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản; 

- Nhận biết được từ mượn và hiện tượng vay mượn từ để sử dung cho phù hợp. 

- Viết được biên bản đúng qui cách, tóm tắt được bằng sơ đồ nội dung chính của một số văn bản đơn giản đã học.

3. Về phẩm chất: 

- Trách nhiệm: tự nhận thức được trách nhiệm của mình khi là thành viên của ngôi nhà chúng- Trái đất.

- Nhân ái, chan hòa thể hiện được thái độ yêu quý trân trọng sự sống của muôn loài.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, lắng nghe video bài hát  “Ngôi nhà chung của chúng ta” suy nghĩ cá nhân và trả lời.

Giáo án bài Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 77 | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

c. Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của video bài hát: Ngôi nhà chung của chúng ta.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn: Văn bản, đoạn văn trong văn bản, các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, văn bản đa phương thức.

HS nêu/trình bày được

- Nội dung của video bài hát: Ngôi nhà chung của chúng ta.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở).

- Tri thức ngữ văn: Văn bản, đoạn văn trong văn bản, các yếu tố và cách triển khai của văn bản thông tin, văn bản đa phương thức.

d. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu video, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe & đặt câu hỏi:

? Cho biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì?

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân

B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các lẫn nhau

GV: chốt vấn đề

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Khám phá tri thức ngữ văn

1. Mục tiêu: Giúp HS nắm được các khái niệm về văn bản, đoạn văn trong văn bản, VB thông tin, VB đa phương tiện

2. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: yêu cầu học sinh đọc phần tri thức ngữ văn bài 9. 

GV: Tổ chức HS theo 4 nhóm 

Nhóm 1: Nêu khái niệm về văn bản thông tin và khái niệm về đoạn văn trong văn bản? 

Nhóm 2: Hãy chỉ ra các yếu tố cấu thành và cách triển khai văn bản thông tin? Các văn bản truyện hay thơ mà em đã học ở các bài học trước có phải là văn bản thông tin không?

Nhóm 3: Văn bản đa phương thức là loại văn bản như thế nào? Hãy lấy ví dụ về văn bản đa phương thức mà em đã từng đọc?

Nhóm 4: Thế nào là từ mượn và hiện tượng vay mượn từ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc phần tri thức ngữ văn

- HS thảo luận theo nhóm

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm báo cáo nội dung đã thảo luận

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các nhóm 

GV: chốt vấn đề

1. Văn bản thông tin: 

- Là một đơn vị giao tiếp có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Dùng để trao đổi thông tin trình bầy suy nghĩ, cảm xúc…

2. Đoạn văn trong văn bản: 

- Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản,

có sự hoàn chỉnh tương đổi vẻ ý nghĩa và hình thức,

3. Các yếu tố và cách triển khai văn bản thông tin

- Một văn bản thông tin thường có các yêu tổ như: nhan để (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phân). đoạn văn, tranh ảnh,...

- Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng như thời gian hoặc nhân quả

4. Văn bản đa phương thức

- Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như ki hiệu. sơ đổ. biểu đồ, hinh ảnh...

5. Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ.

- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

Một số hình ảnh minh họa cho thông tin tri thức Ngữ văn về văn bản đa phương thức

Giáo án bài Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 77 | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Giáo án bài Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 77 | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Giáo án bài Giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn trang 77 | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b) Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV: yêu cầu học sinh so sánh văn bản thông tin với VB đa phương thức?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS hoạt động cá nhân tự hoàn thiện phần nội dung đã tìm hiểu ở hoạt động 2

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày phần so sánh giữa 2 kiểu văn bản.

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các sản phẩm

GV: Sửa chữa hoàn chỉnh, tuyên dương các em có cách trình bầy lưu loát, rõ ràng.

* So sánh 

- Giống nhau: 

+ Đều là thẻ loại văn bản

- Khác nhau:

+ Văn bản thông tin: Là một đơn vị giao tiếp có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Dùng để trao đổi thông tin trình bầy suy nghĩ, cảm xúc…

+ Văn bản đa phương thức:  Là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như ki hiệu. sơ đổ. biểu đồ, hinh ảnh...

D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

a) Mục tiêu: HS viết được đoạn văn bày tỏ quan điểm của mình về trách nhiệm của con người với trái đất - ngôi nhà chung.

b) Nội dung: Trách nhiệm của bản thân với trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta

c)   Sản phẩm học tập: Đoạn văn ngắn của HS 

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1::Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV: yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con người với trái đất

B2:: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS viết đoạn văn

B3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- 2 HS trình bày

B4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập:

GV: tổ chức HS đánh giá và nhận xét các phần trình bày

GV: chốt vấn đề


Trái Đất đang ngày càng nóng lên, nhiều hiện tượng như thiên tai, hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường đang đe dọa đến sự sống của con người trên trái đất. Mà nguồn gốc của tất cả những hiện tượng trên chủ yếu do con người, ý thức và hành động của con người đã khiến Trái đất ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trách nhiệm của chúng ta là gì? Nếu chúng ta không ý thức bảo vệ ngôi nhà chung. 

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học