Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 13 - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được công dụng của dấu chấm phẩy, nghĩa của từ ngữ và các biện pháp tu từ. 

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện dấu câu, phân tích nghĩa của câu và tác dụng của biện pháp tu từ trong câu. 

3. Phẩm chất:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Dự kiến sản phẩm: Tra từ điển, đoán nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu lý thuyết

a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm cặp đôi.

- Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của từng bài tập.

Bài tập 1: Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phẩu trong đoạn văn?

Bài tập 2: Viết đoạn văn có dùng dấu chấm phẩy.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1,2

- Phát hiện ra dấu chấm phẩy trong đoạn văn.

- Phân tích cấu trúc ngữ pháp trong câu để rút ra nhận xét về công dụng của dấu chấm phẩy.

Dự kiến KK: HS gặp khó khăn ở bài tập 2

GV gợi ý

- Em định viết đoạn văn về chủ đề gì?

- Em dự định dùng dấu chấm phẩy ở chỗ nào? Câu nào?

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu

- HS lên chữa bài tập 1.

- Đọc đoạn văn ở bài tập 2.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình trình bày sản phẩm (chữa bài tập 1, đọc đoạn văn ở bài tập 2).

- Nhận xét và bổ sung cho bạn/cặp của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.

- Chốt kiến thức lên màn hình.

- Chuyển dẫn sang Nghĩa của từ

1. Dấu câu 

Bài tập 1

- HS chỉ ra dấu chấm phẩy ở ranh giới giữa các vế trong câu.

- Rút ra:

Công dụng của dấu chấm phẩy:  Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.


Bài tập 2: Đoạn văn của HS có sử dụng dấu chấm phẩy phù hợp.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của từng bài tập.

- Làm bài tập và rút ra nội dung cần ghi nhớ.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc bài tập trong SGK và xác định yêu cầu của đề bài.

- Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả 

- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

- HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.

2. Nghĩa của từ

Bài 3

Yếu tố Hán Việt A

Từ Hán Việt 

(thuỷ + A)

Nghĩa của từ Hán Việt

Thuỷ cư

Sống ở trong nước

Quái

Thuỷ quái

Quái vật sống trong nước

…………

…………

…………………


Bài 4 

- Câu do HS đặt (câu đúng, nếu sai à GV giúp HS sửa lại).

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Tìm câu văn có sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này?

? Từ đó rút ra phép tu từ điệp ngữ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và tìm câu có phép tu từ điệp ngữ.

GV hướng dẫn HS phát hiện ra câu có phép tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của nó trong một văn cảnh cụ thể.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm thảo luận nhóm.

GV yêu cầu và hướng dẫn HS báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuyển dẫn vào HĐ sau.

3. Biện pháp tu từ

Bài tập 5:

- Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.

- Nhấn mạnh sự ngang tài, ngang sức. Mỗi người một vẻ của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. […] Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.

- Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhấn mạnh sự dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì.

- Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. 

Liệt kê những sự vật bị ngập, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh cũng như sự tức giận của Thuỷ Tinh.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Bài tập 1: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể lại câu chuyện.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hỗ trợ HS liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện

HS:

- Liệt kê các sự việc và kể lại câu chuyện theo chuỗi sự việc đã liệt kê.

B3: Báo cáo, thảo luận: 

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Cảm nhận của HS theo định hướng chân – thiện – mĩ.

- Biết ca ngợi người tốt, việc tốt (Sơn Tinh).

- Lên án cái xấu, sự ích kỉ, hành động sai trái (Thuỷ Tinh).

- Biết phòng chống thiên tai khi mùa lũ đến (đắp đê, kè đê), bảo vệ mùa màng khi mùa bão.

d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em có ủng hộ hành động đuổi đánh Sơn Tinh của Thuỷ Tinh không? Vì sao? Từ đó em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

? Từ nội dung của bài học, em rút ra điều gì trong việc phòng chống lũ lụt?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm, v.v…)


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học