Giáo án bài Bức tranh của em gái tôi - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Củng cố kiến thức về người kể chuyện ngôi thứ nhất đã được học ở bài 1. Tôi và các bạn;

- Cảm nhận và biết trân trọng tình cảm gia đình.

2. Năng lực                         

  a. Năng lực chung

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

  b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bức tranh của em gái tôi;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bức tranh của em gái tôi;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời:Ở nhà, em có anh chị hay có em trai, em gái không? Em và anh/chị/em của em đối xử với nhau như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và chia sẻ về anh/chị/em của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong một gia đình, có thể có nhiều thế hệ như ông bà, bố mẹ, con cái. Những người con trong một gia đình chính là những người cùng thế hệ, có sự gần gũi trong cách nghĩ và cảm nhận thế giới. Đó có thể là anh trai, chị gái, em gái, em trai của chúng ta. Hai anh em trong VB Bức tranh của em gái tôi đã yêu thương nhau như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Theo sự tìm hiểu được giao về nhà, em hãy nêu hiểu biết của mình về nhà văn Tạ Duy Anh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

GV có thể bổ sung thêm:

Tạ Duy Anh là hội viên hội nhà văn VN; hiện công tác tại NXB Hội Nhà văn. Ông đã từng nhận giải thưởng truyện ngắn nông thôn do báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói VN tổ chức; giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội…

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Tạ Duy Anh;

Giáo án bài Bức tranh của em gái tôi | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

- Năm sinh: 9/9/1959;

- Quê quán: Hà Tây (nay là Hà Nội);

- Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kỳ đổi mới văn học những năm 1980.

2. Tác phẩm

- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên Tiền phong 1998.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được các nét tính cách của hai nhân vật: người anh và Mèo – Kiều Phương;

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi:

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

+ Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

+ Em hãy chỉ ra bố cục của VB Bức tranh của em gái tôi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi, thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Trước khi cả nhà biết tài năng của nhân vật bé Mèo – Kiều Phương, thái độ của nhân vật “tôi” với em gái mình ra sao?

+ Em hãy cho biết khi cả nhà phát hiện ra tài năng của nhân vật bé Mèo – Kiều Phương, nhân vật “tôi” đã có tâm trạng như thế nào?

+ Nhân vật “tôi” đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ? Vì sao có sự thay đổi ấy?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Trước khi cả nhà biết tài năng của nhân vật bé Mèo – Kiều Phương, người anh vẫn đối xử với em mình một cách bình thường;

+ Khi cả nhà biết tài năng của Mèo, người anh có tâm lý tự ti vì cảm thấy mình bất tài, từ đó hay cáu gắt với bé Mèo và không thể thân với Mèo như trước kia được nữa.

+ Sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ, nhân vật “tôi” đã “sững người”, “thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”, “muốn khóc quá”.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.



















NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra những hành động của nhân vật Mèo – Kiều Phương trước khi được mọi người phát hiện tài năng.

+ Vì sao trước khi đi thi, Kiều Phương lại có vẻ hay “xét nét” anh trai mình? Việc Kiều Phương lựa chọn vẽ anh mình trong cuộc thi cho thấy cô bé là người như thế nào?

+ Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật Mèo – Kiều Phương? Vì sao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Trước khi được mọi người phát hiện tài năng: tinh nghịch, lén pha chế màu để vẽ;

+ Trước khi đi thi, Kiều Phương hay “xét nét” anh trai mình vì muốn nhớ gương mặt anh cho thật kỹ để vẽ vào trong tranh. Hành động này cho thấy Kiều Phương là một cô bé trong sáng, không suy nghĩ đến những chuyện anh hay gắt gỏng, là một người hồn nhiên và có lòng nhân hậu, yêu thương gia đình, đặc biệt là anh mình.

+ Những đặc điểm của nhân vật Mèo – Kiều Phương mà HS thích và lý giải.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Tìm hiểu chung

- Nhân vật chính: Kiều Phương – Mèo;

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người anh – nhân vật “tôi”;

- Bố cục: 3 phần:

+ Đoạn 1: Từ đầu… vui lắm: giới thiệu về em gái Kiều Phương – Mèo;

+ Đoạn 2: Tiếp theo… để nó phát huy tài năng: Tài năng của Mèo được mọi người phát hiện;

+ Đoạn 3: Tiếp theo… hết: Diễn biến tâm trạng của nhân vật tối sau khi cả nhà phát hiện và quan tâm đến tài năng của Mèo.








2. Tìm hiểu chi tiết

2.1. Diễn biến tâm trạng người anh – nhân vật “tôi”

a. Lúc đầu – trước khi mọi người phát hiện tài năng hội họa của Mèo – Kiều Phương

- Gọi là Mèo  Tên gọi dễ thương, thể hiện sự yêu thương của người anh dành cho em gái mình;

- “Bắt gặp” em gái đang làm gì đó  sự vô tình nhìn thấy;

- “Thảo nào”  hiểu ra điều gì đó. “Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả”  Cách kể cho thấy người anh đã ngộ ra lý do vì sao các đít xoong chảo bị cạo trắng; cách kể có sự dễ thương, trìu mến với những hành động của cô em gái.

- “Quyết định bí mật theo dõi em gái tôi”  Hành động tò mò, quan tâm.

 Coi hành động của em gái mình là những trò nghịch ngợm, dễ thương.

b. Khi tài năng hội họa của bé Mèo được phát hiện

- Cảm thấy mình bất tài:

+ “Làm một việc mà tôi vẫn coi khinh”;

+ “Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài…”  Sự mệt mỏi, bất lực vì thấy em gái mình có tài còn mình thì không. “Lén”: sự lén lút, không để ai biết được  Mặc cảm của riêng bản thân không thể chia sẻ với người khác.

- Không thể thân với Mèo như trước kia;

- Khó chịu, gắt gỏng:

+ Khi bé Phương được mời tham gia trại thi vẽ Quốc tế: cả nhà vui, “trừ tôi”. Cách viết: “Rồi cả nhà – trừ tôi – [..]”: nhấn mạnh vào bản thân mình với thái độ khó chiu, không vui khi em mình được tham gia cuộc thi lớn.

 Tự ái, mặc cảm, tự ti và có phần đố kỵ với người em

→ Đây là một trạng thái cảm xúc tiêu cực mà bất kỳ ai cũng có thể trải qua. Nhưng mỗi chúng ta cần hiểu để vượt qua, thay đổi theo hướng tích cực.

c. Sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ

- Thái độ:

+ “Sững người”, “ngỡ ngàng”: bất ngờ vì không nghĩ mình lại là nhân vật được vẽ trong tranh;

+ “Hãnh diện”: hãnh diện vì là anh trai của một tài năng, hãnh diện vì được vẽ đẹp, v.v…

+ “Xấu hổ”: xấu hổ vì đã có thái độ ích kỷ, gắt gỏng với Mèo và xấu hổ vì cả sự hãnh diện vừa xong của mình;

+ “Muốn khóc quá”: Tâm trạng lên đến đỉnh điểm, muốn vỡ òa trong tất cả các trạng thái cảm xúc. Cảm thấy em gái mình trong sáng và nhân hậu: không chấp nhặt những lời gắt gỏng của anh mình.

2.2. Nhân vật bé Mèo

- Mặt luôn bị bẩn; hay lục lọi đồ vật; tự pha chế màu vẽ; vừa làm vừa hát; à hồn nhiên, tinh nghịch, có tài hội họa;

- Vui vẻ chấp nhận tên “Mèo”, hãnh diện: “còn dùng để xưng hô với bạn bè”, “ôm cổ tôi, thì thầm” à quý mến anh trai;

- Vẽ anh vào tranh à quý mến anh trai, không để ý đến những lời gắt gỏng của anh à Có lòng nhân hậu.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua cách kể ngôi thứ nhất à gần gũi, đáng tin vì đó như một trải nghiệm được kể lại.

2. Nội dung, ý nghĩa

- Đề cao tình cảm yêu thương gia đình giữa hai anh em và đề cao tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kỵ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và nêu ý kiến của mình trong các tình huống:

Tình huống 1: Nếu em có một khả năng đặc biệt nào đó so với mọi người xung quanh, mọi người tự ti vì họ không giỏi bằng em và có xu hướng đố kỵ. Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Nếu em thấy bạn khác thông minh, giỏi hơn mình và được mọi người công nhận. Em cũng muốn được người khác công nhận mình như thế, em có buồn vì bạn giỏi hơn mình không? Em sẽ làm gì để em và bạn vẫn thân thiết với nhau? Em sẽ làm gì để mọi người công nhận em?

Tình huống 3: Nếu em thấy một người bạn của mình đang tự ti vì bạn ấy không giỏi được như người khác, em sẽ khuyên bạn điều gì?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Từ các VB Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu quan điểm của em.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.


V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm,


Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học