Giáo án bài Mây và sóng - Kết nối tri thức

Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án (hoặc bài giảng PPT) Văn 6 Kết nối tri thức chuẩn kiến thức, phong cách hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được đặc điểm một bài thơ văn xuôi: không quy định số lượng tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, cũng như không yêu cầu có vần, nhịp.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận diện được đặc điểm nhất quán của tác phẩm: bài thơ là lời yêu thương của nhà thơ dành cho trẻ em, là tình mẫu tử thiêng liêng thấm đượm trong từng yếu tố hình thức như: sự lặp lại có biến đổi trong cấu trúc của bài thơ, giọng điệu tâm tình trò chuyện, các biện pháp tu từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Mây và sóng.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Mây và sóng.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu gia đình, hiểu và trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, yêu vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Các phương tiện kỹ thuật, những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6 tập một, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi, v.v…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS trả lời: Chúng ta ai cũng đều được bố mẹ sinh ra, nuôi nấng, chăm sóc, bảo ban. Chúng ta ai cũng muốn trở thành con ngoan, trò giỏi, nghe lời bố mẹ và thầy cô. Vậy em có tự thấy mình là một người con ngoan không? Đã bao giờ em nói dối bố mẹ hay đi chơi mà không nói với bố mẹ chưa? Những lúc đó, bố mẹ em có phản ứng thế nào và em cảm thấy như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình;

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc ham chơi mà quên không nói với bố mẹ. Chúng ta sẽ có lúc quên đi gia đình đầy yêu thương của mình để đi khám phá những điều ta cho là hấp dẫn bên ngoài. Nhưng gia đình vẫn luôn ở đó, che chở, vỗ về, động viên ta, cho ta một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Em bé trong bài thơ Mây và sóng của Tagore đã đi chơi quên đường về, hay ở nhà với mẹ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả và tác phẩm;

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tên: Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go

Giáo án bài Mây và sóng | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

- Năm sinh – năm mất: 1861 – 1941

- Quê quán: Ấn Độ

- Là danh nhân văn hóa, nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Thơ Tagore chan chứa tình yêu đất nước, con người, cuộc sống,...

2. Tác phẩm

- Mây và sóng được in trong tập Trăng non.

Giáo án bài Mây và sóng | Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung, nghệ thuật của VB.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời các câu hỏi:

+ Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em ai đang kể với ai và kể về điều gì?

+ Phương thức biểu đạt của VB là gì? Có sự kết hợp nào ở đây không?

+ VB Mây và sóng có hình thức khác với VB Chuyện cổ tích về loài người như thế nào (số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần, v.v…)? Vì sao nó vẫn được coi là VB thơ?

- GV yêu cầu HS xác định bố cục và thể loại của VB:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Em bé đã kể với mẹ câu chuyện tưởng tượng của em nhằm bộc lộ tình yêu với mẹ;

+ PTBĐ của VB là biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả;

+ Mây và sóng khác Chuyện cổ tích về loài người nhưng vẫn được coi là VB thơ vì tác phẩm thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng

GV có thể bổ sung thêm:

+ Mây và sóng khác Chuyện cổ tích về loài người nhưng vẫn được coi là VB thơ vì tác phẩm thể hiện cảm xúc, thế giới nội tâm.Trong thực tế, hình thức thơ không quy định số tiếng trong một dòng, không vần,… được gọi là thơ văn xuôi. Cách trình bày in ấn bài thơ là điều dễ nhận nhất để phân biệt với văn xuôi.


NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi với câu hỏi:

+ Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào? Thế giới đó có gì hấp dẫn?

+ Cách đến với thế giới của họ có gì đặc biệt?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.





NV3: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Đầu tiên, em bé nói gì với những người “trên mây” và “trong sóng”? Tại sao em bé không từ chối ngay lời mời của họ?

+ Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Đầu tiên em bé đã hỏi những người “trên mây” và “trong sóng” làm cách nào để có thể đến những nơi như họ đến. Em bé không từ chối ngay vì em bé có khát khao muốn khám phá.

+ Em bé từ chối lời mời của họ vì tình cảm em dành cho mẹ, vì em biết mẹ đang chờ em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

NV4:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi:

+ Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Đó là những trò chơi nào? Trò chơi đó có gì thú vị so với lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

+ Em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

+ Em cảm nhận như thế nào về câu thơ: Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Em bé đã sáng tạo ra hai trò chơi để em và mẹ hóa thân thành mây và trăng, sóng và biển. Trò chơi đó thú vị hơn những lời mời kia vì em vừa có thể thỏa mãn khát khao trở thành mây, thành sóng, vừa được quấn quýt bên mẹ.

+ Những trò chơi ấy thể hiện tình mẫu tử sâu sắc;

+ Câu thơ Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào cho thấy hai mẹ con đi chơi khắp nơi, hòa nhập vào tất cả thế giới.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

NV5:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Em hãy tổng kết nội dung và nghệ thuật của VB.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ;

- Dự kiến sản phẩm:

+ Nghệ thuật: thơ văn xuôi, hình ảnh giàu ý nghĩa;

+ Nội dung: ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời câu hỏi;

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức  Ghi lên bảng.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Tìm hiểu chung

- Người kể chuyện: em bé;

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả;

- Thể loại: thơ văn xuôi (thơ tự do);

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu... và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm: câu chuyện của em bé với những người “trên mây”;

+ Phần 2: Tiếp theo... hết: câu chuyện của em bé với những người “trong sóng”.





































2. Tìm hiểu chi tiết

2.1. Lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”

- Thế giới của những người sống “trên mây”, “trong sóng”:

+ Thế giới của những người sống “trên mây”: Rực rỡ, lung linh, huyền ảo (ánh sáng mặt trời vàng buổi bình minh, ánh sáng vầng trăng bạc khi đêm về);

+ Thế giới của những người sống “trong sóng”: Vui vẻ và hạnh phúc (chỉ có ca hát và rong chơi khắp chốn từ khi thức dậy cho đến chiều tà).

→ Xa xôi, cao rộng, rực rỡ sắc màu, chứa đựng biết bao điều bí ẩn;

- Cách đến với họ:

+ Đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời;

+ Đến bờ biển cả, nhắm nghiền mắt lại.

→ Lời mời gọi của những người sống “trên mây”, “trong sóng” chính là tiếng gọi của thế giới diệu kỳ, lung linh huyền ảo đầy hấp dẫn.

→ Gợi lên trong em bé những khát khao được khám phá, ngao du ở những xứ sở xa xôi.

2.2. Lời từ chối của em bé

- Sự lưỡng lự ở những câu hỏi đầu tiên:

+ Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

+ Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

→ Em bé vừa có những khao khát khám phá thế giới bên ngoài, vừa muốn ở nhà với mẹ.

- Lời từ chối của em bé:

+ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?

+ Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?

→ Sức níu giữ của tình mẫu tử. Tình yêu thương của mẹ đã thắng lời mời gọi đầy hấp dẫn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Với em bé, được ở bên mẹ, làm mẹ vui và được mẹ yêu thương, che chở là niềm hạnh phúc không gì sánh được.












2.3. Trò chơi của em bé

- Con là mây, mẹ là trăng, con lấy hai tay trùm lên người mẹ;

- Con là sóng, mẹ là bờ biển, con sẽ lăn, lăn, lăn và vỗ vào gối mẹ.

→ Tình cảm mẹ con sâu sắc:

a. Tình cảm em bé dành cho mẹ

- Luôn muốn ở bên mẹ, vui chơi cùng mẹ;

- Sáng tạo ra những trò chơi thú vị để mẹ có thể chơi cùng;

- Trò chơi vừa thỏa ước mong làm mây, làm sóng tinh nghịch, bay cao, lan xa phiêu du khắp chốn; lại vừa được quấn quýt bên mẹ - như mây quấn quýt bên vầng trăng, như sóng vui đùa bên bờ biển.

b. Tình cảm mẹ dành cho em bé

- Mẹ luôn muốn ở bên để chăm sóc, chở che, vỗ về: mẹ mình đang đợi ở nhà, buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà;

- Mẹ giống như ánh trăng dịu hiền soi sáng từng bước con đi, bờ biển bao dung ôm ấp, vỗ về;

- Không ai biết mẹ con ta ở chốn nào → Tình mẫu tử hòa quyện, lan tỏa, thâm nhập khắp vũ trụ mênh mông.

 Cả bài thơ là tương quan của tình mẫu tử với thiên nhiên, vũ trụ  Ca ngợi, tôn vinh tình mẫu tử bao la, thiêng liêng và vĩnh cửu.








III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thơ văn xuôi, có lời kể xen đối thoại;

- Sử dụng phép lặp, nhưng có sự biến hóa và phát triển;

- Xây dựng hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình yêu thiết tha của em bé đối với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Qua đó, ta cũng thấy được tình cảm yêu mến thiết tha với trẻ em của nhà thơ, với thiên nhiên, cuộc đời bình dị.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (5 – 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và nêu ý kiến của mình trong các tình huống:

Tình huống 1Nếu có bạn rủ em đi chơi và em thấy rất thú vị, nhưng ở nhà em vẫn còn bài tập chưa làm xong, bố mẹ cũng muốn em ở nhà để giúp đỡ bố mẹ, em sẽ làm gì?

Tình huống 2Nếu có bạn rủ em đi chơi, nhưng cả tuần mới có một ngày nghỉ, em muốn dành thời gian để đi chơi với gia đình, em sẽ làm gì?

Tình huống 3Nếu em được đi chơi, em rủ bạn em đi cùng, nhưng bạn lại từ chối vì còn bài tập phải hoàn thành, vì còn cần ở nhà phụ giúp bố mẹ hay vì bạn muốn dành thời gian cho gia đình của bạn, em sẽ có thái độ và ứng xử như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).


- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.



Xem thử Giáo án Văn 6 KNTT Xem thử PPT Văn 6

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học