Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1

- Nêu được khái niệm vận động, các hình thức vận động cơ bản của vật chất.

- Hiểu được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Nêu được khái niệm là chất, lượng ? Lấy được ví dụ minh họa.

- Hiểu được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan

Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 | Giáo án Giáo dục công dân 10 mới, chuẩn nhất

Giáo án GDCD 10 Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 | Giáo án Giáo dục công dân 10 mới, chuẩn nhất

A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy chọn đáp ám đúng nhất

Câu 1: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động?

A. 3 B. 5

C. 7 D. 9

Câu 2: Đối với các sự vật, hiện tượng vận động được coi là:

A. Thuộc tính vốn có.

B. Phương thức tồn tại

C. Cách thức phát triển

D. B và C

Câu 3: Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về vận động:

A. Vận động là sự thay đổi vị trí nói chung.

B. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.

C. Vận động luôn tách rời vật chất.

D. A, C và B

Câu 4: Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng:

A. Mâu thuẫn. B. Xung đột.

C. Mặt đối lập. D, A và C

Câu 5: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng:

A Liên hệ, gắn bó, ràng buột nhau.

B. Cùng tồn tại trong một sự vật

B. Hợp lại thành một khối.

D. Tác động qua lại lẫn nhau.

Câu 6: Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng:

A. Tương tác với nhau.

B. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.

C. Đối đầu với nhau.

D. Tất cả đều sai.

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Vận động là gì? Các hình thức vận động cơ bản của vật chất? Cho ví dụ minh họa? (3,5 điểm).

Câu 2: Thế nào là chất ? Thế nào là lượng ? Cho ví dụ minh họa. Trình bày mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất (3.5 điểm ).

V. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.5 điểm

Câu 1: C       Câu 4: D

Câu 2: D       Câu 5: A

Câu 3: B       Câu 6: B

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm
Câu 1. Vận động là gì? Các hình thức vận động cơ bản của vật chất? Cho ví dụ minh họa? (3,5 điểm). 3.5
- Khái niệm vận động: Vận động là mọi sự biến đổi( biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội 1.0
- Các hình thức vận động: Học sinh nêu được 5 hình thức vận động 2.5
- HS lấy ví dụ về 5 hình thức của vận động
Câu 2 Thế nào là chất ? Thế nào là lượng ? Cho ví dụ minh họa. Trình bày mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất ( 3.5điểm ). 3.5
+ HS nêu khái niệm chất, lượng. 1.0
- Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT, tiêu biểu cho SVHT đó, phân biệt nó với các SVHT khác.
- Lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT, biểu thị trình độ phát triển (cao-thấp) quy mô (lớn – nhỏ) tốc độ vận động (nhanh – chậm) số lượng (ít-nhiều)…của SVHT.
+ Ví dụ:
+ Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. 0.5
- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Nhận xét : Cách thức biến đổi của lượng.
+ Lượng biến đổi trước
+ Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu về sự biến đổi về lượng.
+ Lượng biến đổi dần dần và quá trình biến đổi ấy đều ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật hiện tượng nhưng chất chưa biến đổi ngay.
- Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
- Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả SVHT.
- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
- Nhận xét : Cách thức biến đổi của chất.
+ Chất biến đổi sau
+ Chất biến đổi nhanh chóng (đột biến)
+ Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 10 chuẩn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học