Giáo án GDCD 10 Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 2)

1. Về kiến thức

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..

2. Về kĩ năng

- Biết tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Về thái độ

- Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy phê phán.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Thảo luận nhóm, thảo luận lớp

- Nêu vấn đề

- Xử lý tình huống

- Đọc hợp tác

- SGK, SGV môn GDCD lớp 10

- Ca dao, tục ngữ, thơ văn liên quan đến lòng yêu nước.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

1. Khởi động

* Mục tiêu:

- HS tìm hiểu xem các em đã biết gì về trách nhiệm của công dân với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho HS

* Cách tiến hành:

- GV đọc đoạn trích trong trường ca mặt đường khát vọng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

- GV đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Thuyết trình, đàm thoại để tìm hiểu trách nhiệm xây dựng tổ quốc.

* Mục tiêu:

- Hiểu được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng tổ quốc.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn.

* Cách tiến hành:

- Cho học sinh xem tranh minh họa về những tấm gương sinh viên vượt khó học tốt, đạt thành tích cao trong các cuộc thi và những tấm gương thanh niên cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Theo em, như thế nào được gọi là có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.

- Nhận xét, giải thích thêm.

- Dẫn chứng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh để liên hệ giáo dục tinh thần, thái độ học tập của học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em”.

- Thanh niên học sinh Việt Nam ngày nay phải thực hiện tốt cuộc vận động: Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phải tránh xa các tệ nạn xã hội, lối sống lai căng, thực dụng…

- Ví dụ: Thanh niên thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật giao thông đường bộ (NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 2007)…

- Ví dụ, tham gia các phong trào thanh niên tình nguyện như: thu gom rác thải ở khu phố, vớt lục bình khai thông kênh rạch, cùng bà con địa phương làm đường.

- Ví dụ: Khai thác rừng trái phép, săn bắn thú quý hiếm, sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, tham nhũng, lãng phí của công…

- Hãy xem các tranh ảnh: quân ta siết chặt vòng vây quanh Sài Gòn, giải phóng Buôn Ma Thuộc và cho biết tại những thời điểm ấy, quân dân ta đang thực hiện trách nhiệm gì đối với Tổ quốc?

- GV: Vậy là thanh niên học sinh phải có trách nhiệm gì trong xây dựng quê hương đất nước ?

* Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, giảng giải để tìm hiểu trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của công dân.

* Mục tiêu:

- Hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của công dân.

- Rèn luyện năng lực nhận thức, liên hệ thực tiễn.

* Cách tiến hành:

* Bước 1: GV gọi HS đọc nội dung phần 3.

* Bước 2: GV tổ chức cho HS đàm thoại theo các câu hỏi sau:

- GV: Em hãy cho biết hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là gì ? Tại sao hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ?

- Theo em, trong điều kiện thời hòa bình hiện nay, có cần phải thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay không? Hay chỉ cần thực hiện một nhiệm vụ là xây dựng Tổ quốc? Vì sao?

- Phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng là để cho đất nước phồn vinh, thịnh vượng, bảo vệ là để giữ vững thành quả đạt được tránh nguy cơ ngoại xâm mất nước.

- Thông tin cho học sinh nắm sơ lược về chiến lược, âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, cần phải cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, nhất là đế quốc Mỹ. Có thể cho học sinh xem video minh họa về vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên ngày 2 - 2 - 2001 và 11 - 4 - 2004 dưới sự “giật dây”, xúi giục của đế quốc Mỹ. Thông tin về nguy cơ chiến tranh và chiến tranh hạt nhân vẫn còn tiềm ẩn, cần phải đề phòng.

- Là những công dân trẻ tuổi của đất nước, chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?

- Nhận xét, chốt lại.

- Thanh niên học sinh phải tích cực rèn luyện thân thể theo gương của Bác Hồ vĩ đại (cho học sinh xem hình ảnh của Bác Hồ đang tập thể dục để động viên các em).

- Cho học sinh xem tranh minh họa về việc thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc để giáo dục ý thức nghĩa vụ cho các em sau này.

- Ví dụ: Tham gia vào tổ nhân dân (thanh niên) tự quản, thanh niên dân phòng ở địa phương, xóm ấp, khu phố.

- Cho học sinh xem cảnh quân đội nhân dân Việt Nam tuần tra bảo vệ biên giới.

- Ví dụ: Vận động thanh niên thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005), cảnh giác, góp phần trấn áp các tội phạm; cảnh giác và góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

 

 

 

 

2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc.

 

 

 

 

 

- Xây dựng về kinh tế giàu mạnh

- Xây dựng chế độ chính trị ổn định, phát huy được quyền làm chủ của công dân

- Xây dựng xã hội bình đẳng, công bằng, dân chủ và tiến bộ.

 

 

 

 

 

 

- Thanh niên học sinh cần phải :

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập và lao động.

+ Tích cực rèn luyện đạo đức tác phong và lối sống

+ Quan tâm đến đời sống chính trị xã hội ở địa phương và của đất nước

+ Tích cực xây dựng quê hương đất nước

+ Đấu tranh, phê phán với những việc làm sai trái.

 

 

3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ tổ quốc là quyền, nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân. (điều 77 - HP 92)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trách nhiệm của thanh niên, học sinh.

- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể.

- Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh, quốc phòng ở địa phương.

- Vận động mọi người thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

⇒ Hai nhiệm vụ chiến luộc của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng và bảo vệ tổ quốc

3. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã học về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc và trách nhiệm xây dựng đấtnước của công dân.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê phán năng lực giải quyết vấn để cho HS.

* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS xử lý tình huống:

Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống sau:

- GV: Nếu sau này em trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, có giấy gọi nhập ngũ. Nhưng cha mẹ của em không muốn cho em đi bộ đội nên bàn nhau tìm cách xin cho em ở lại. Nếu biết được ý định của cha mẹ, em có tán thành với ý định ấy hay không? Vì sao? Nếu không tán thành thì em sẽ thuyết phục cha mẹ như thế nào để cha mẹ đồng ý cho em đi bộ đội?

- HS: Vận dụng những kiến thức đã học và khả năng nhận thức của bản thân để trả lời, giải quyết tình huống trên.

4. Hoạt động vận dụng

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực quản lý và phát triển bản thân.

* Cách tiến hành:

1/ GV nêu yêu cầu:

a. Tự liên hệ:

- Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, mỗi học sinh cần phải làm gì?

- Nêu những việc đã làm cụ thể của biểu hiện lòng yêu nước.

- Cách khắc phục những hành vi, việc làm chưa tốt.

b. Nhận diện xung quanh:

Hãy nêu nhận xét của em về việc thực hiện lòng yêu nước của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.

c. GV định hướng HS

- HS phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

5. Hoạt động mở rộng

- GV cung cấp địa chỉ, hướng dẫn HS tìm hiểu những tấm gương yêu nước trong đời sống, trên mạng, trên báo….

- GV cho HS sưu tầm những tấm gương yêu nước cả trong thời chiến và thời bình.

Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 10 chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học