Giáo án GDCD 10 Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (tiết 1)
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Hiểu được sự cần thiết phải tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức tiến bộ.
2. Về kĩ năng
- Biết đặt mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị đạo đức xã hội và có quyết tâm vượt khó khăn để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
3. Về thái độ
- Coi trọng việc tu dưỡng và tự hoàn thiện bản thân.
- Tự trọng, tự tin vào khả năng phát triển của bản thân, đồng thời biết tôn trọng, thừa nhận và học hỏi điểm tốt của người khác.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tài liệu: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng,câu hỏi tình huống GDCD 10
- Những ví dụ thực tế liên quan đến nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa môn GDCD
- Bài tập thực hành môn GDCD
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV: Em hãy kể tên những bệnh hiểm nghèo?Trách nhiệm công dân trong việc tham gia phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo.
3. Tiến trình bài học
- Người xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, có nghĩa là trên đời này không có ai là hoàn thiện, hoàn mỹ, cũng như ngọc quý còn có tì vết. Vì vậy, muốn cho bản thân mình ngày càng trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội, chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực tự hoàn thiện bản thân hằng ngày. Vậy, thế nào là tự hoàn thiện bản thân? Vì sao phải tự hoàn thiện bản thân? Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (1 tiết).
* Hoạt động 1: Thế nào là tự nhận thức về bản thân.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở
- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.
- Thời gian để thực hiện hoạt động: 20 phút
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
* Bước 1:Giáo viên dẫn lời. - Để hoàn thiện bản thân, trước hết, chúng ta cần phải biết mình còn có những hạn chế, khuyết điểm nào cần khắc phục, sửa chữa. Muốn vậy, chúng ta phải bắt đầu bằng việc tự nhận thức về mình. - Người mà em yêu quý nhất? - Điều quan trọng nhất mà em mong ước sẽ đạt được trong cuộc đời? - Một tiêu chuẩn đạo đức mà em luôn giữ cho mình không bao giờ vi phạm? - Em hãy kể một vài sở thích của em? - Môn học mà em ưa thích nhất? - Một năng khiếu, sở trường của em? - Những điểm em thấy tự hào, hài lòng về mình? - Những điểm em thấy mình còn hạn chế, cần phải cố gắng hơn? - GVKL: Mỗi người đều có bản sắc riêng, với những tiềm năng, tình cảm, ước mơ, lý tưởng, sở thích, thói quen, năng khiếu, sở trường, điểm mạnh, điểm yếu, cá tính riêng, không ai giống nhau hoàn toàn ; có những điểm đáng tự hào, hài lòng về mình và có những điểm còn hạn chế, cần cố gắng rèn luyện thêm. * Bước 2: Giáo viên cho học cả lớp thảo luận các câu hỏi sau. - Thế nào là tự nhận thức về bản thân? - Theo em, tự nhận thức về bản thân một cách đúng đắn và đầy đủ thì có dễ dàng hay không? Vì sao? Có phải bao giờ bản thân mình cũng hiểu hết và hiểu đúng về mình hay không? - Cho học sinh xem tình huống: Phương được các bạn bầu là lớp trưởng của lớp 10B2. Phương có năng lực, rất tích cực và hăng hái quán xuyến các công việc của lớp. Song cậu cũng trở nên tự cao tự đại, thường tỏ ra coi thường, đôi khi còn nặng lời với các bạn trong lớp. Vì vậy, từ chỗ quý mến Phương, mọi người đã dần dần xa lánh cậu… - Từ tình huống trên, em rút ra được bài học gì? - Việc nhận thức đúng về bản thân có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người? - Nhận xét, chốt lại: tự nhận thức về bản thân là một kỹ năng sống rất cơ bản, cần thiết của con người. Có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình ; mới giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác, tránh tự cao và tự ti về bản thân. Ví dụ : có tự nhận thức đúng về sở thích, năng lực… của bản thân thì mới có thể lựa chọn nghề đúng đắn, phù hợp… - Lưu ý: “Trong thiên hạ không có người bất tài, chỉ có những người không tìm ra đúng sở trường của mình”, không có ai chỉ toàn nhược điểm, cũng không ai chỉ toàn ưu điểm. Điều quan trọng là cần phát huy điểm mạnh ; khắc phục hạn chế, điểm yếu để ngày càng tiến bộ hơn. | 1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân.
- Khái niệm: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, hành vi, việc làm, điểm mạnh, yếu …của bản thân. - Có những người thường đánh giá quá cao về mình, có những người lại mặc cảm, tự ti về khả năng của mình. - Để nhận thức tốt về bản thân thì mỗi người cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu. |
* Hoạt động 2: Thế nào là tự hoàn thiện bản thân.
- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, giảng giải, gợi mở
- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.
- Thời gian để thực hiện hoạt động: 15 phút
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
* Bước 1: GV gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK trang 115. * Bước 2: Đưa ra câu hỏi HS thảo luận - Em có suy nghĩ gì về 2 ví dụ trên? - Vậy theo em tự hoàn thiện bản thân là gì? - Em hãy kể những tấm gương về tự hoàn thiện bản thân. |
2. Tự hoàn thiện bản thân a. Thế nào là tự hoàn thiện bản thân
- Là vượt lên mọi khó khăn,trở ngại,không ngừng học tập,tu dưỡng,rèn luyện. - Khắc phục,sữa chữa những khuyết điểm,học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác.Phát huy những ưu điểm của mình để ngày một tiến bộ. |
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
4.1. Tổng kết
Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học.
4.2. Hướng dẫn học tập
Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước tiết 2- bài 16.
Xem thêm các bài soạn Giáo án GDCD lớp 10 chuẩn khác:
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (tiết 1)
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (tiết 2)
- Thực hành: Những nội dung đã học: Ngoại khóa tình hình kinh tế - Xã hội địa phương
- Ôn tập học kì 2
- Đề kiểm tra Học kì 2
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)