300 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 có đáp án chi tiết
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 có đáp án và giải thích chi tiết được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để đạt điểm cao trong bài thi môn Giáo dục công dân lớp 9.
- Trắc nghiệm Bài 1 (có đáp án): Chí công vô tư
- Trắc nghiệm Bài 2(có đáp án): Tự chủ
- Trắc nghiệm Bài 3 (có đáp án): Dân chủ và kỷ luật
- Trắc nghiệm Bài 4 (có đáp án): Bảo vệ hòa bình
- Trắc nghiệm Bài 5 (có đáp án): Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Trắc nghiệm Bài 6 (có đáp án): Hợp tác cùng phát triển
- Trắc nghiệm Bài 7 (có đáp án): Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Trắc nghiệm Bài 8 (có đáp án): Năng động, sáng tạo
- Trắc nghiệm Bài 9 (có đáp án): Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Trắc nghiệm Bài 10 (có đáp án): Lý tưởng sống của thanh niên
- Trắc nghiệm Bài 11 (có đáp án): Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Trắc nghiệm Bài 12 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- Trắc nghiệm Bài 13 (có đáp án): Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
- Trắc nghiệm Bài 14 (có đáp án): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- Trắc nghiệm Bài 15 (có đáp án): Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
- Trắc nghiệm Bài 16 (có đáp án): Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
- Trắc nghiệm Bài 17 (có đáp án): Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Trắc nghiệm Bài 18 (có đáp án): Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 1 (có đáp án): Chí công vô tư
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Chí công vô tư.
D. Tiết kiệm.
Đáp án C
Câu 2: Biểu hiện của chí công vô tư là ?
A. Không phân biệt nam hay nữ.
B. Không phân biệt giàu hay nghèo.
C. Không phân biệt tôn giáo.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 3: Biểu hiện không phải là chí công vô tư là ?
A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
B. Giao công việc cho nam nhiều hơn nữ.
C. Chỉ phạt những học sinh vi phạm, không phạt học sinh là cháu của giáo viên.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 4: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là ?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính Chí công vô tư.
Đáp án D
Câu 5: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Q là người không công bằng.
B. Q là người trung thực.
C. Q là người láu cá.
D. Q là người khiêm nhường.
Đáp án A
Câu 6: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ?
A. Ông D là người Chí công vô tư.
B. Ông D là người trung thực.
C. Ông D là người thật thà.
D. Ông D là.người tôn trọng người khác.
Đáp án A
Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?
A. Quân pháp bất vị thân.
B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Đáp án B
Câu 8: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?
A. Không thật thà.
B. Không thẳng thắn.
C. Không trung thực.
D. Không công bằng.
Đáp án D
Câu 9: Chí công vô tư có ý nghĩa là?
A. Đem lại lợi ích cho tập thể.
B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C. Đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 10: Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư học sinh cần phải làm gì?
A. Ủng hộ, quý trọng người Chí công vô tư.
B. Phê phán các hành động thiếu công bằng.
C. Không cần rèn luyện.
D. Cả A và B.
Đáp án D
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2 (có đáp án): Tự chủ
Câu 1: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ?
A. Trung thành.
B. Thật thà.
C. Chí công vô tư.
D. Tự chủ.
Đáp án D
Câu 2: Biểu hiện của tự chủ là ?
A. Làm thêm kiếm tiền đi học.
B. Không chép bài của bạn.
C. Làm bài tập khó không xem sách giải.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 3: Biểu hiện không tự chủ là ?
A. Ngồi chơi nhờ bạn chép bài hộ.
B. Lấy tiền mẹ cho đi đóng học để chơi game.
C. Nói dối là bị ốm để nghỉ học.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 4: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ?
A. Khiêm nhường.
B. Tự chủ.
C. Trung thực.
D. Chí công vô tư.
Đáp án B
Câu 5: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. E là người tự chủ.
B. E là người trung thực.
C. E là người thật thà.
D. Q là người khiêm nhường.
Đáp án A
Câu 6: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. N là người tự chủ.
B. N là người trung thực.
C. N người thật thà.
D. N là người tôn trọng người khác.
Đáp án A
Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ?
A. Học thầy không tày học bạn.
B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Đáp án D
Câu 8: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào?
A. B là người không thật thà.
B. B là người không thẳng thắn.
C. B là người không tự chủ.
D. B là người không tự tin.
Đáp án C
Câu 9: Tự chủ có ý nghĩa là?
A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.
B. Con người biết sống một cách đúng đắn.
C. Con người biết cư xử có đạo đức và có văn hóa.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 10: Để rèn luyện tính tự chủ chúng ta cần phải làm gì?
A. Tập suy nghĩ kỹ trước khi hành động.
B. Xem xét lại thái độ, lời nói, hành động và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
C. Không cần rèn luyện.
D. Cả A và B.
Đáp án D
Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 3 (có đáp án): Dân chủ và kỷ luật
Câu 1: Trong buổi họp lớp các thành viên trong lớp được phát biểu ý kiến tham gia đóng góp về chương trình văn nghẹ chào mừng 20/11, việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Trung thành.
B. Kỉ luật.
C. Dân chủ.
D. Tự chủ.
Đáp án C
Câu 2: Biểu hiện của dân chủ là ?
A. Phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Góp ý vào Luật Giáo dục.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 3: Biểu hiện của kỉ luật là ?
A. Không vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Không đi học muộn.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 4: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát những công việc chung được gọi là ?
A. Khiêm nhường.
B. Dân chủ.
C. Trung thực.
D. Kỉ luật.
Đáp án B
Câu 5: Những quy định chung của cộng đồng, của xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất trong hành động được gọi là ?
A. Kỉ luật.
B. Pháp luật.
C. Tự trọng.
D. Trung thực.
Đáp án A
Câu 6: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Ông N là người tự chủ.
B. Ông N là người trung thực.
C. Ông N người thật thà.
D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân.
Đáp án D
Câu 7: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là?
A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện.
B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện.
C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện.
Đáp án D
Câu 8: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Vi phạm quyền tự chủ.
C. Vi phạm kỉ luật.
D. Vi phạm quy chế.
Đáp án C
Câu 9: Thực hiện dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa là?
A. Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
B. Tạo cơ hội cho mọi người phát triển.
C. Nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động.
D. Cả A,B,C.
Đáp án D
Câu 10: Dân chủ…để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “…” đó là?
A. Tạo cơ hội.
B. Là điều kiện.
C. Là động lực.
D. Là tiền đề.
Đáp án A
....................................
....................................
....................................
Xem thêm giải bài tập lớp 9 các môn học hay nhất, chi tiết khác:
Tài liệu giáo án, đề thi lớp 9 có đáp án hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 9 hay khác:
- Lý thuyết & 180 câu trắc nghiệm GDCD 9 có đáp án
- Giải bài tập GDCD 9 (ngắn nhất)
- Giải vở bài tập GDCD 9
- Giải sách bài tập GDCD 9
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều