Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 8 (có đáp án): Năng động, sáng tạo

Câu 1: Những điều được cho là năng động, sáng tạo trong công việc là?

A. Biết sắp xếp công việc của mình sao cho hợp lý.

B. Suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết trong công việc hàng ngày.

C. Người năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 2: Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào thể hiện tính năng động ?

A. Tham gia các hoạt động của lớp và nhà trường đưa ra.

B. Giup đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

C. Tự tin phát biểu trước đám đông.

D. Cả A,B,C

Đáp án: D

Câu 3: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?

A. Vứt đồ đặc bừa bãi

B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý

C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác

D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.

Đáp án: B

Câu 4: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.

A. Lười làm , ham chơi

B. Chỉ biết lợi cho mình

C. Có tính năng động, sáng tạo

D. Dám nghĩ , dám làm.

Đáp án: C

Câu 5: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là?

A. Năng động, sáng tạo.

B. Tích cực, tự giác.

C. Cần cù, tự giác.

D. Cần cù, chịu khó.

Đáp án: A

Câu 6: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện?

A. A là người năng động, sáng tạo.

B. A là người tích cực.

C. A là người sáng tạo.

D. A là người cần cù.

Đáp án: A

Câu 7: Đối lập với năng động và sáng tạo là?

A. Làm việc máy móc, không khoa học.

B. Đức tính ỷ lại, phó mặc.

C. Trông chờ vào người khác.

D. Cả A,B,C.

Đáp án: D

Câu 8: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là?

A. Năng động.

B. Chủ động.

C. Sáng tạo.

D. Tích cực.

Đáp án: A

Câu 9: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?

A. Sáng tạo.

B. Tích cực.

C. Tự giác.

D. Năng động.

Đáp án: A

Câu 10: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?

A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.

B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.

Đáp án: A

Xem thêm các bài Lý thuyết & Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt GDCD 9 hay khác:

bai-8-nang-dong-sang-tao.jsp

Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học