Trắc nghiệm GDCD 9 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Tiêu dùng thông minh
Với 12 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 8: Tiêu dùng thông minh sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....) trong khái niệm sau đây: “.......... là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm, biết lựa chọn sản phẩm có chất lượng và phù hợp với đặc điểm của cá nhân”.
A. Tiêu dùng thông minh.
B. Quản lí tiền hiệu quả.
C. Lập kế hoạch chi tiêu.
D. Tiết kiệm tiền hiệu quả.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tiêu dùng thông minh?
A. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm có chất lượng.
B. Giúp mỗi người tiết kiệm được tiền bạc và thời gian.
C. Là cách duy nhất giúp chúng ta có cảu cải dư thừa.
D. Giúp người tiêu dùng thực hiện được kế hoạch chi tiêu.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?
A. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
B. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
D. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.
Câu 4. Hành động nào dưới đây thể hiện việc quản lí tiền có hiệu quả?
A. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
B. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
C. Mua những thứ không phù hợp với khả năng chi trả.
D. Vay tiền khi thực sự cần và trả đúng hẹn.
Câu 5. Câu tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?
A. Kiến tha lâu đầy tổ.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Tích tiểu thành đại.
D. Ném tiền qua cửa sổ.
Câu 6. Hành động tiết kiệm nào dưới đây là hợp lí, khoa học?
A. Bạn K nhịn ăn sáng để dành tiền mua truyện tranh.
B. Anh Q đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền mỗi tháng.
C. Mẹ cho tiền mua bút nhưng T không mua mà mượn bút của bạn.
D. Chị X mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vì thấy giá rẻ.
Câu 7. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?
A. Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho người lớn đã đi làm kiếm tiền.
B. Khi lâm vào cảnh nợ nần, chúng ta mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
C. Lập kế hoạch chi tiêu khiến cho việc sử dụng tiền không thoải mái.
D. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính.
Câu 8. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?
A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.
C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.
D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.
Câu 9. Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?
A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.
B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,…
C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.
D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.
Câu 10. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Trong dịp Tết, bạn M nhận được 1.000.000 đồng tiền mừng tuổi. Bạn lên kế hoạch chi tiêu từ khoản tiền này như: mua quà biếu bà nội, mua bộ sách học tiếng Anh, mua một chiếc áo bạn rất thích, trích một phần cho quỹ từ thiện,... Chiều nay, đang ở khu vui chơi với ba người bạn thân, biết M có tiền, các bạn muốn M dùng 600.000 đồng mua vé cho cả nhóm tham gia nhiều trò chơi rất hấp dẫn.
Câu hỏi: Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
B. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng các bạn.
C. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
D. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
Câu 11. Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.
Câu 12. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”
Câu hỏi: Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 4: Khách quan và công bằng
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giải SBT Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT