Trắc nghiệm GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án): Khoan dung

Với 17 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 2: Khoan dung sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

Câu 1. “Rộng lòng tha thứ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Khoan dung.

B. Từ bi.

C. Nhân ái.

D. Cảm thông.

Câu 2. Một trong những biểu hiện của khoan dung là

A. lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

B. quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. tự làm lấy mọi công việc bằng khả năng, sức lực của mình.

D. tự tin, bản lĩnh, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Câu 3. Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

B. Quan tâm, giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn, họa nạn.

C. Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác.

D. Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

Câu 4. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Trên đường đi học về, khi đến ngã tư, bạn N dừng xe đúng ngay vạch chờ đèn đỏ. Bất chợt từ phía sau, một chiếc xe máy va vào xe đạp của bạn N. Ngay lúc đó, bạn N liền nghe có tiếng “Xin lỗi cháu!" cất lên. Bạn N quay lại thì nhìn thấy vẻ mặt đầy lo lắng của bác gái lỡ va phải xe mình. Thấy vậy, bạn N nhẹ nhàng đáp lại: "Xe của cháu không sao. Bác cứ đi nhé".

Câu hỏi: Hành động của bạn N trong tình huống trên cho thấy bạn N có đức tính nào?

A. Tự lập.

B. Chăm chỉ.

C. Khoan dung.

D. Kiên trì.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị của lòng khoan dung?

A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt.

B. Giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

C. Giúp các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

D. Giúp bản thân và gia đình thu được nhiều lợi ích vật chất.

Câu 6. Để trở thành người khoan dung, mỗi người cần phải

A. tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

B. thể hiện thái độ kì thị, phân biệt giữa các vùng miền, dân tộc.

C. sống khép kín, hạn chế tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

D. tự tin vào năng lực của bản thân; hạ thấp vai trò của người khác.

Câu 7. Người có lòng khoan dung sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. bị người khác lừa gạt, lợi dụng.

C. bị mọi người kì thị, xa lánh.

D. được mọi người yêu mến, tin cậy.

Câu 8. Câu tục ngữ “thương nhau chín bỏ làm mười” phản ánh về đức tính tốt đẹp nào của con người?

A. Khoan dung.

B. Nhân ái.

C. Đoàn kết.

D. Dũng cảm.

Câu 9. Hành động của cô giáo T và các bạn học sinh trong tình huống sau đã thể hiện đức tính nào?

Tình huống. Bạn K đã được cả nhóm giao nhiệm vụ xây dựng bài thuyết trình. Tuy nhiên, do chủ quan và thiếu sự chuẩn bị kĩ lưỡng, bài thuyết trình của nhóm K không tốt nên cô giáo T đã góp ý và yêu cầu cả nhóm chỉnh sửa. K cảm thấy có lỗi với cả nhóm và luôn tự trách mình đã không hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao. Thấy vậy, các bạn trong nhóm đã an ủi “cậu đừng buồn, chúng tớ không trách cậu đâu”. Nhận được lời an ủi của các ạn, K vui vẻ trở lại và hứa với các bạn “Cảm ơn mọi người, tớ sẽ rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn”.

A. Khoan dung.

B. Nhân ái.

C. Đoàn kết.

D. Dũng cảm.

Câu 10. Trước thái độ và hành động hẹp hòi, thiếu khoan dung, chúng ta cần

A. học tập, noi gương.

B. khuyến khích, cổ vũ.

C. phê phán, ngăn chặn.

D. thờ ơ, vô cảm.

Câu 11. Câu tục ngữ nào sau đây nói về lòng khoan dung?

A. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

B. Ăn trộm có tang, chơi ngang có tích.

C. Người ngay mắc nạn kẻ gian vui cười.

D. Được lòng ta xót xa lòng người.

Câu 12. Trong tình huống sau, bạn học sinh nào chưa thể hiện lòng khoan dung?

Tình huống. Hai bạn M và V đã từng thân với nhau. Một lần, M đã vô tình gây ra lỗi với bạn thân của mình. Hối hận vì lỗi lầm đã gây ra, M đã sửa chữa và nhiều lần xin lỗi V nhưng V không chấp nhận.

A. Bạn M.

B. Bạn V.

C. Cả hai bạn M và V.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 13. Trong tình huống sau, nếu là hàng xóm của Bà C, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

Tình huống. Gia đình Bà C luôn không tuân thủ các quy định chung của tập thể, hay to tiếng với mọi người trong khu phố. Mặc dù, tổ trưởng dân phố đã nhắc nhở nhiều lần nhưng gia đình Bà C vẫn không thay đổi. Qua thời gian, Bà C nhận thấy hàng xóm lạnh nhạt, xa lánh thì cảm thấy ngượng ngùng và hối lỗi. Trong cuộc họp của tổ dân phố, Bà C đã có lời xin lỗi với bà con tổ dân phố và hứa sẽ sửa đổi.

A. Đồng ý tha thứ nhưng sẽ thường xuyên càm ràm, nhắc lại lỗi của gia đình Bà C.

B. Không tha thứ cho gia đình Bà C vì cảm thấy lời xin lỗi của Bà C thiếu chân thành.

C. Không quan tâm vì việc đó không liên quan, không ảnh hưởng gì đến mình.

D. Tha thứ và động viên gia đình Bà C tuân thủ nghiêm túc các quy định của tập thể.

Câu 14. Hành động của bạn A trong tình huống sau cho thấy điều gì?

Tình huống. Thời tiết nắng nóng, vì ngại ra đường nên bạn A đã đặt mua nước giải khát qua hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, vì cửa hàng quá đông khách nên người giao hàng đã giao cho bạn A chậm hơn 20 phút so với dự kiến. Khi ấy, chú giao hàng với gương mặt đẫm mồ hôi, không ngừng xin lỗi cũng như giải thích lí do với bạn A. Thế nhưng, bạn ấy vẫn cảm thấy rất khó chịu vì phải chờ đợi lâu. Trong tâm trạng đầy bực dọc, bạn A liền đánh giá một sao lên hệ thống, kèm theo những lời nhận xét tiêu cực dành cho chú giao hàng.

A. Bạn A thiếu sự khoan dung.

B. Bạn A giàu lòng vị tha.

C. Bạn A rất nhân hậu.

D. Bạn A có tinh thần tự lập.

Câu 15. Câu tục ngữ nào sau đây không phản ánh về lòng khoan dung?

A. Thương nhau chín bỏ làm mười.

B. Ăn miếng trả miếng.

C. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại.

D. Một sự nhịn là chín sự lành.

Câu 16. Trong tình huống sau, nếu là bạn thân của N, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

Tình huống. Bạn N rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn N thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn N nữa.

A. Không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Hùa theo các bạn trong lớp để cùng tẩy chay, cô lập bạn N.

C. Khuyên N nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác.

D. Chỉ trích N thật nhiều để N nhận thấy những sai sót của bản thân.

Câu 17. Chủ thể nào dưới đây đã có hành vi thể hiện sự khoan dung?

A. Bạn T luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người.

B. Bạn C luôn dằn vặt bản thân vì mình đã không chăm chỉ.

C. Bạn K luôn chỉ trích những thiếu sót của các bạn trong lớp.

D. Bạn M luôn coi ý kiến của mình là đúng và hạ thấp người khác.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác