Trắc nghiệm GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án): Quản lí thời gian hiệu quả

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

 

Câu 1. Quản lí thời gian hiệu quả không đem lại tác dụng nào sau đây?

A. Giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống.

B. Khiến năng suất lao động, học tập giảm sút.

C. Góp phần giảm áp lực, tạo động lực phấn đấu.

D. Giúp mỗi người từng bước hoàn thiện bản thân.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cách quản lí thời gian hiệu quả?

A. Xác định mục tiêu công việc cần hoàn thành.

B. Xây dựng kế hoạch thực hiện công việc.

C. Thực hiện kế hoạch một cách hời hợt.

D. Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra.

Câu 3. Trong trường hợp sau, chủ thể nào đã quản lí thời gian thiếu hiệu quả?

Trường hợp. Gần đến kì kiểm tra giữa học kì nhưng bạn K chỉ xem bài qua loa một chút rồi lại chơi điện tử đến tận khuya, cuối tuần, thường đi chơi cùng các bạn. Thấy vậy, anh T nhắc nhở V cần cố gắng hơn. Khi được chị gái góp ý, bạn K trả lời: “Còn hai tuần nữa em mới thi, chẳng có gì phải vội”.

A. Bạn K.

B. Anh T.

C. Bạn K và anh T.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 4. Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Đầu năm học lớp 9, bạn M và bạn C đăng kí tham gia thi đội tuyển học sinh giỏi và câu lạc bộ thể thao của trường. Trong khi chưa kịp xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện thì hai bạn đã đăng kí tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh ngay khi thấy thông báo của nhà trường. Tuy nhiên, cả bạn M và bạn C đều chưa rõ mình sẽ lựa chọn đề tài nghiên cứu nào. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên việc học tập, rèn luyện thể dục thể thao của hai bạn đều gặp khó khăn.

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên hai bạn bỏ cuộc, vì có cố gắng cũng không đạt kết quả gì.

C. Chỉ trích, phê bình các bạn gay gắt vì không biết sắp xếp, quản lí thời gian.

D. Khuyên hai bạn nên xây dựng kế hoạch rèn luyện và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.

Câu 5. Để quản lí thời gian hiệu quả, mỗi người cần

A. không thay đổi kế hoạch trong bất kì trường hợp nào.

B. đảm bảo tính kỉ luật, nghiêm túc thực hiện kế hoạch.

C. đề ra mục tiêu quá cao so với năng lực của bản thân.

D. thực hiện kế hoạch một cách hời hợt, thiếu nghiêm túc.

Câu 6. Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “…….. là cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, tránh lãng phí thời gian để hoàn thành tốt các công việc theo mục tiêu đã đặt ra”.

A. Quản lí thời gian hiệu quả.

B. Xây dựng kế hoạch học tập.

C. Xác định mục tiêu học tập.

D. Xây dựng mục tiêu cá nhân.

Câu 7. Em hãy tư vấn cách giải quyết phù hợp cho bạn K trong trường hợp sau:

Trường hợp.  Bạn K xác định mục tiêu công việc cần thực hiện trong Học kì I là: cải thiện kết quả học tập từ loại khá lên loại giỏi; tự học thêm một môn ngoại ngữ yêu thích; học võ cổ truyền; tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, bạn K cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc.

A. Bạn K nên bỏ cuộc vì có cố gắng cũng không đạt được kết quả gì.

B. Bạn K nên xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện hợp lí, khoa học.

C. Bạn K nên dành phần lớn thời gian để giải trí, tránh căng thẳng.

D. Bạn K cần bỏ bớt các mục tiêu, chỉ cần thực hiện một mục tiêu là đủ.

Câu 8. Em hãy nhận xét cách quản lí thời gian của bạn T trong trường hợp sau.

Trường hợp. Bạn T rất thích bóng đá, ngoài giờ học chính khoá ở trường, bạn dành phần lớn thời gian cho việc chơi bóng đá. Thậm chí, buổi trưa và buổi chiều, bạn đều tranh thủ ở lại trường để xem hoặc chơi bóng tới muộn mới về. Tối nào về nhà, T đều bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và không thể tập trung học. Bạn thường xuyên không hoàn thành hết bài tập trước khi tới lớp.

A. Bạn T đã biết cách quản lí thời gian, khi dành phần lớn thời gian cho đam mê của mình.

B. Bạn T chưa biết cách quản lí thời gian; chưa cân đối được thời gian giữa học tập và giải trí.

C. Cách quản lí thời gian của T rất hợp lí, khoa học; cân đối giữa học tập và vui chơi giải trí.

D. Bạn T quản lí thời gian chưa hiệu quả; T cần loại bỏ sở thích đá bóng để tập trung vào học.

Câu 9. Trong tuần tới, T và bạn M phải hoàn thành sản phẩm tuyên truyền và thuyết trình trước lớp. Buổi họp nhóm nào T cũng hỏi M: “Bạn đã làm xong phần thiết kế sản phẩm của bạn chưa? Để tớ còn hoàn thiện nốt phần thuyết trình”. Bạn M thường xuyên trả lời: "Từ từ đã, đã đến hạn đâu mà phải vội, thiết kế sản phẩm thì cần phải có cảm hứng mới làm được".

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, chủ thể nào chưa biết cách quản lí thời gian?

A. Bạn M.

B. Bạn T.

C. Bạn M và T.

D. Không có bạn học sinh nào.

Câu 10. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quản lí thời gian hiệu quả?

A. Việc lập kế hoạch phân bổ thời gian khiến cho mọi hoạt động trở nên gò bó, thiếu linh hoạt.

B. Để quản lí thời gian hiệu quả, chúng ta không được thay đổi mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

C. Quản lí thời gian hiệu quả là làm được càng nhiều việc trong một khoảng thời gian càng tốt.

D. Học sinh cần rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 11. Ý kiến nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề quản lí thời gian hiệu quả?

A. Quản lí thời gian hiệu quả là biết cách sắp xếp, sử dụng thời gian một cách hợp lí.

B. Việc lập kế hoạch phân bổ thời gian khiến cho mọi hoạt động trở nên gò bó, thiếu linh hoạt.

C. Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta chủ động trong cuộc sống, nâng cao năng suất.

D. Học sinh cần rèn luyện kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác