Trắc nghiệm GDCD 9 Cánh diều Bài 5 (có đáp án): Bảo vệ hoà bình

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 9.

Câu 1. Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong môi trường xã hội an toàn, ổn định, cùng phát triển; không phân biệt tôn giáo, sắc tộc... – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hòa bình.

B. An khang.

C. Thịnh vượng.

D. Bình an.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tình trạng hòa bình?

A. Không có sự xung đột, phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

B. Là khát vọng của riêng những quốc gia chậm phát triển.

C. Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

D. Con người được sống trong môi trường an toàn, ổn định.

Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau: “……….. là đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc ;...”

A. Đấu tranh chính nghĩa.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Thúc đẩy hòa bình.

D. Ngăn chặn chiến tranh.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những lợi ích, giá trị của hòa bình?

A. Góp phần tạo lập mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa các quốc gia, dân tộc

B. Tạo điều kiện để mỗi quốc gia xây dựng, phát triển giàu mạnh về mọi mặt.

C. Là nhân tố duy nhất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

D. Mang lại cuộc sống bình yên, ổn định; giúp con người yên tâm phát triển bản thân.

Câu 5. Một trong những biện pháp bảo vệ hòa bình là:

A. luôn thỏa hiệp vô nguyên tắc với các tội ác và bất công xã hội.

B. dùng bạo lực vũ trang để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn.

C. tìm cách giải quyết tranh chấp, xung đột bằng con đường đàm phán.

D. giải quyết mâu thuẫn theo nguyên tắc “nước nhỏ phục tùng nước lớn”.

Câu 6. Xung đột xảy ra giữa các dân tộc do mâu thuẫn, tranh chấp, đụng độ về các lợi ích kinh tế hoặc các giá trị văn hoá giữa các tộc người được gọi là

A. xung đột quân sự.

B. xung đột tôn giáo.

C. xung đột sắc tộc.

D. xung đột văn hóa.

Câu 7. Cuộc chiến tranh được tiến hành với mục đích trái với luật pháp quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại được gọi là

A. chiến tranh chính nghĩa.

B. chiến tranh phi nghĩa.

C. chiến tranh du kích.

D. chiến tranh chính quy.

Câu 8. Chiến tranh phi nghĩa không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Xâm chiếm lãnh thổ.

B. Chiếm đoạt tài nguyên.

C. Bảo vệ môi trường.

D. Nô dịch nhân dân.

Câu 9. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn vế vấn đề bảo vệ hòa bình?

A. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.

B. Chỉ có những quốc gia đang chiến tranh mới mong ước hoà bình.

C. Tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới đều là chiến tranh phi nghĩa.

D. Các nước khi đã có hoà bình thì không cần phải bảo vệ hoà bình.

Câu 10. Học sinh có thể làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình?

A. Thờ ơ, vô cảm trước hành vi kì thì dân tộc.

B. Giải quyết các mâu thuẫn bằng hòa giải.

C. Sống ích kỉ, luôn đề cao lợi ích cá nhân.

D. Giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực.

Câu 11. Trong trường hợp sau, chủ thể nào chưa có ý thức bảo vệ hòa bình?

Trường hợp. Sau khi xem bản tin về tình hình xung đột ở một số quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, bạn K và bạn T lên tiếng phản đối việc dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước. Trong khi đó, bạn C thì cho rằng: xung đột chỉ có thể chấm dứt bằng cách sử dụng sức mạnh vũ trang.

A. Bạn K.

B. Bạn T.

C. Bạn C.

D. Bạn K và T.

Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn vế vấn đề bảo vệ hòa bình?

A. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.

B. Hòa bình là khát vọng chung của mọi quốc gia, dân tộc.

C. Các nước khi đã có hoà bình thì không cần phải bảo vệ hoà bình.

D. Học sinh cần bảo vệ hòa bình thông qua những hành động phù hợp.

Câu 13. Theo em, học sinh THCS có thể tham gia tuyên truyền về hoà bình và bảo vệ hoà bình bằng những hình thức, việc làm cụ thể nào?

A. Tham gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU để tuyên truyền về bảo vệ hòa bình.

B. Sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực khi giải quyết các mâu thuẫn.

C. Thể hiện thái độ kì thị, phân biệt giữa các dân tộc, vùng miền, tôn giáo.

D. Thờ ơ, vô cảm trước những hành vi phân biệt, kì thị văn hóa, dân tộc,...

Câu 14. Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn H và bạn K bàn nhau sau giờ học sẽ chặn đường, đánh bạn P để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.

C. Báo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

D. Báo tin cho P; đồng thời hứa sẽ giúp P đánh lại H và K.

Câu 15. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn P và Q cùng đi xem văn nghệ ở trường. Khi đến tiết mục văn nghệ của lớp 9A, bạn H (người dân tộc Tày) đã biểu diễn tiết mục hát Then “Lạng Sơn quê em” bằng tiếng Tày. Bạn P tập trung lắng nghe, nhưng bạn Q lại cười đùa với một số bạn khác. Không những thế Q còn hỏi bạn P: “Này, bạn H hát xì xồ như thế, cậu có hiểu gì không mà nghe chăm chú thế?”.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành động không phù hợp với việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa?

A. Hai bạn P và Q.

B. Bạn H.

C. Bạn P.

D. Bạn Q.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 9 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác